Chi tiết công việc của Kế toán Tài chính trong doanh nghiệp
Chi tiết về công việc của Kế toán Tài chính trong doanh nghiệp
Tài Chính

Chi tiết về công việc của Kế toán Tài chính trong doanh nghiệp

Th2 14, 2024

Chi tiết về công việc của Kế toán Tài chính trong doanh nghiệp 17:55:07

Công việc của Kế toán Tài chính được đánh giá là mắt xích quan trọng trong phòng kế toán nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Để sinh viên dễ dàng hình dung và định hướng rõ ràng về ngành nghề mình sẽ theo đuổi, bài viết sau sẽ chia sẻ chi tiết công việc của Kế toán Tài chính trong doanh nghiệp.

1. Vai trò của Kế toán Tài chính với doanh nghiệp

Kế toán Tài chính (Financial Accounting) là 1 bộ phận quan trọng của doanh nghiệp hiện nay. Vai trò của vị trí bao gồm thu thập, tổng hợp dữ liệu tài chính, phân tích tình hình tài chính của tổ chức và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp cho các đối tượng như các nhà đầu tư, các đối tác hay cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật. 

Công việc của Kế toán Tài chính cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn rõ nét về tình trạng hoạt động kinh doanh thực tế. Đồng thời người làm Kế toán Tài chính cũng có thể đưa ra các dự báo, phương hướng điều chỉnh trong tương lai nhằm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tăng trưởng lợi nhuận.

Bộ phận Kế toán Tài chính của mỗi doanh nghiệp có thể được phân chia, sắp xếp theo các cơ cấu khác nhau. Một số doanh nghiệp lớn chia Kế toán Tài chính thành hai bộ phận là kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.

  • Kế toán chi tiết: Kế toán chi tiết có trách nhiệm giám sát, ghi chép, phân loại các hoạt động kinh doanh, giao dịch tài chính cụ thể. Nhân viên thuộc bộ phận này thường đảm nhận các chức vụ chuyên sâu như kế toán công nợ, kế toán kho, kế toán tiền lương,…
  • Kế toán tổng hợp: Từ dữ liệu của bộ phận kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra và xây dựng bức tranh tổng quan về tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp đảm nhận các công việc quan trọng như lập báo cáo tài chính, phân tích đánh giá hiệu suất tài chính và lập các loại báo cáo theo yêu cầu bên ngoài (cổ đông, ngân hàng, cơ quan quản lý,…).
Giới thiệu về Kế toán tài chính

Kế toán tài chính là một bộ phận trong Kế toán doanh nghiệp của ngành học Kế toán

2. 7 đầu mục công việc của chuyên viên Kế toán Tài chính

7 nhiệm vụ trọng tâm phía dưới đem đến cái nhìn khái quát về công việc của chuyên viên Kế toán Tài chính. Mức độ chuyên sâu của công việc thực tế sẽ phục thuộc vào vị trí mà nhân viên đảm nhiệm, cũng như yêu cầu của doanh nghiệp tổ chức. 

2.1. Thu thập, ghi chép và giám sát dữ liệu tài chính

Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của các chuyên viên Kế toán Tài chính. Với đầu mục công việc thứ nhất, nhân viên đảm bảo hoàn thành 3 vai trò sau:

  • Thu thập dữ liệu tài chính: Chuyên viên thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các hóa đơn, biên lai, phiếu thu, phiếu chi đã được sử dụng bởi các phòng ban phục vụ cho lợi ích của tổ chức.
  • Ghi chép dữ liệu tài chính: Các dữ liệu sau khi thu thập được ghi chép chính xác minh bạch vào các phần mềm, hệ thống kế toán. Dữ liệu ghi phép là cơ sở để đối chiếu, tổng hợp và kiểm tra các hoạt động kinh doanh nội bộ. Do đó nhân viên Kế toán Tài chính phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin.
  • Giám sát dữ liệu tài chính: Không chỉ có trách nghiệm chi chép chính xác các thông tin tài chính, chuyên viên cũng cần kiểm tra tính hợp lý của các giao dịch, phát hiện và sửa chữa các sai sót trong dữ liệu.

2.2. Quản lý và kiểm soát các hoạt động tài chính

Chuyên viên Kế toán Tài chính kiểm soát bao quát các hoạt động giao dịch của doanh nghiệp theo một nguyên tắc kế toán nhất định. Đối với những doanh nghiệp lớn, bộ phận này thường được xây dựng thành hệ thống có tính liên kết và thống nhất cao. 

Trong quá trình quản lý, chuyên viên Kế toán Tài chính sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt, báo cáo, xác minh các giao dịch, cũng như liên tục đánh giá, nâng cao hiệu quả của các hoạt động tài chính.

Kỹ năng quản lí làm vịệc nhóm

Kỹ năng quản lý và làm việc nhóm giúp Kế toán Tài chính hoàn thành tốt đầu mục công việc

2.3. Dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp

Khi dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp, chuyên viên Kế toán Tài chính xây dựng các kịch bản tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Các thông tin trong kịch bản thường mang tính giả định, chuẩn bị trước cho các biến số tài chính. Dự báo có thể trả lời cho các câu hỏi như:

  • Doanh thu, lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp trong tuần/quý/năm tới là bao nhiêu?
  • Dòng tiền dự kiến trong ngắn hạn và dài hạn của tổ chức có thể đáp ứng các nhu cầu tài chính hay không?
  • Các quyết định tài chính của doanh nghiệp khả quan hay rủi ro?
  • Tính thanh khoản nợ trong tương lai là bao nhiêu?

Các chuyên viên có thể biểu thị các dự báo tài chính bằng phương pháp khác nhau. Một số phương pháp dự báo phổ biến bao gồm dự báo chuỗi thời gian với mô hình Arima, Sarima, dự báo mô phỏng, dự báo tương đối,…

2.4. Đánh giá và Phân tích tài chính

Đánh giá và phân tích tài chính có mối quan hệ mật thiết với dự báo tài chính. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các công việc của kế toán tài chính. Để đưa ra các dự báo có tính chính xác cao, chuyên viên cần đánh giá khách quan, phân tích minh bạch các kết quả tài chính. Những đánh giá đó sẽ giúp doanh nghiệp có góc nhìn chân thực về tình hình kinh doanh hiện tại.  

Thông qua quá trình đánh giá, các chuyên viên có thể đưa ra các khuyến nghị cho doanh nghiệp để cải thiện hiệu suất kinh doanh và điều chỉnh chiến lược tài chính. Kết quả phân tích tài chính cũng hỗ trợ các phòng ban khác đưa ra các kế hoạch khả thi. Do đó bước đánh giá phân tích tài chính chính là cách quản trị rủi ro hữu hiệu của các doanh nghiệp.

Phân tích tài chính đòi hỏi nhiều kỹ năng

Các phân tích tài chính đòi hỏi kỹ năng quan sát, tư duy logic và kiến thức chuyên môn vững vàng

2.5. Quản lý thuế và các vấn đề pháp lý liên quan

Bên cạnh việc thực hiện công việc đúng theo tiêu chuẩn kế toán, chuyên viên còn là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan thuế. Chuyên viên tuân thủ các quy định thuế hiện hành, cập nhật các thay đổi mới về thuế và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định.

Hằng năm, chuyên viên kế toán doanh nghiệp phải thực hiện các báo cáo thuế theo tháng, quý và năm; kiểm tra, tổng hợp báo cáo thuế GTGT đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp; lập hồ sơ hoàn thuế khi phát sinh hoàn thuế, cung cấp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý…

2.6. Chuẩn bị báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bức tranh tổng quát về tình kinh doanh của doanh nghiệp được các cổ đông, nhà đầu tư và cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm. Nhiệm vụ này thường được thực hiện bởi những chuyên viên Kế toán Tài chính dày dặn kinh nghiệm do tính chất quan trọng và độ khó của công việc.

Một bản báo cáo tài chính cơ bản gồm 4 phần sau:

  • Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán làm rõ các vấn đề về tài sản, nợ phải trả và vốn sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối chủ yếu được xây dựng dựa trên nguyên tắc cân đối kép, trong đó tổng số tài sản phải bằng tổng số nợ và vốn.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo biểu thị doanh thu, chi phí và lợi nhuận của tổ chức trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm tài chính. Báo cáo giúp so sánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo thể hiện chi tiết các luồng tiền tệ ra vào doanh nghiệp, bao gồm lưu chuyển tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Bản thuyết minh có vai trò giải thích trình bày, phân tích và bổ sung các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Bản thuyết minh thường nêu lên ba phần quan trọng là đặc điểm của doanh nghiệp, chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp và các thông tin bổ cung khác.
Lưu ý cho chuyên viên kế toán tài chính

Bên cạnh báo cáo tài chính, chuyên viên Kế toán Tài chính cần chuẩn bị các loại báo cáo quản lý, báo cáo thuế, báo cáo kiểm toán

2.7. Hỗ trợ quá trình kiểm toán

Chuyên viên Kế toán Tài chính thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ quá trình Kiểm toán khi được yêu cầu. Trong trường hợp các cơ quan quản lý tổ chức kiểm tra doanh nghiệp, chuyên viên chịu trách nghiệm chuẩn bị các tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy. Đồng thời theo sát quá trình kiểm tra để hỗ trợ bằng cách giải thích các giao dịch, phương pháp kế toán và các vấn đề khác từ phía kiểm toán.  

3. 5 vị trí công việc của Kế toán Tài chính phổ biến

Sinh viên học ngành Kế toán Tài chính sau khi ra trường có thể bắt sự nghiệp với các vị trí công việc hấp dẫn như:

3.1. Nhân viên kế toán

  • Mô tả công việc: Công việc của nhân viên kế toán bao gồm thu thập, xử lý, phân tích các thông tin tài chính, kiểm soát hoạt động kinh tế của tổ chức doanh nghiệp, thực hiện các quy định về thuế, tổng hợp các loại báo cáo tài chính. 
  • Mức lương trung bình: Khoảng 7 – 50 triệu/tháng 

3.2. Kiểm toán viên

  • Mô tả công việc: Kiểm toán viên là những người được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán và được pháp luật Việt Nam công nhận. Kiểm toán viên hoạt động như một chuyên gia độc lập, thực hiện các công việc kiểm tra, rà soát các thông tin tài chính của tổ chức doanh nghiệp và tiến hành lập báo cáo kiểm toán.
  • Mức lương trung bình: Khoảng 5 – 20 triệu/tháng
Cách trở thành kiểm toán viên chính thức

Bên cạnh báo cáo tài chính, chuyên viên Kế toán Tài chính cần chuẩn bị các loại báo cáo quản lý, báo cáo thuế, báo cáo kiểm toán

3.3. Chuyên viên điều hành dự án tài chính

  • Mô tả công việc: Các nhiệm vụ của Chuyên viên điều hành dự án tài chính bao gồm lập kế hoạch tài chính, kiểm soát ngân sách, theo dõi báo cáo tài chính, quản trị rủi ro, dự báo tương lai. Để trở thành những người điều hành dự án tài chính xuất sắc, bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, nhân viên cần trang bị thêm nhiều kỹ năng mềm. 
  • Mức lương trung bình: Khoảng 5 – 35 triệu/tháng 

3.4. Kế toán quản trị

  • Mô tả công việc: Kế toán quản trị tập trung chính vào việc hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn và quản lý các khoản đầu tư. Nhiệm vụ của công việc này bao gồm việc lập kế hoạch, lập chiến lược, lập ngân sách, giám sát quá trình thực hiện và quản trị rủi ro để các mục tiêu tài chính doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ.
  • Mức lương trung bình: Khoảng 6.5 – 35 triệu/tháng 

3.5. Chuyên viên tư vấn tài chính

  • Mô tả công việc: Sinh viên có thể trở thành các chuyên viên tư vấn tài chính sau khi quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức. Tính chất công việc cần vận dụng sự hiểu biết sâu rộng để cung cấp lời khuyên, hướng dẫn và giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp tổ chức.
  • Mức lương trung bình: Khoảng 5 – 30 triệu/tháng 
Ảnh hưởng của chuyên viên tài chính

Chuyên viên tư vấn tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định kinh tế của các cá nhân và tổ chức

4. Lộ trình thăng tiến của nhân viên Kế toán tài chính

Lộ trình thăng tiến thông thường của một nhân viên Kế toán Tài chính sẽ trải qua 4 giai đoạn. Sinh viên có thể tham khảo để chuẩn bị kế hoạch phát triển sự nghiệp hợp lý.

  • Giai đoạn 1 – Nhân viên kế toán: Vị trí công việc khởi điểm khi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của sinh viên còn thiếu sót. Sinh viên có thể đảm nhận một mảng nhất định trong lĩnh vực kế toán như kế toán tiền lương, kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán bán hàng,… 
  • Giai đoạn 2 – Kế toán tổng hợp: Sau 2 – 3 năm làm việc, sinh viên thăng tiến lên vị trí kế toán tổng hợp. Vị trí yêu cầu khả năng phối hợp tốt các số liệu từ những bộ phận riêng lẻ, bao quát mọi hoạt động kế toán của doanh nghiệp. 
  • Giai đoạn 3 – Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp tổ chức. Kế toán trưởng thực hiện các công việc mang tính quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn các thành viên trong phòng ban, đồng thời tham mưu cho ban lãnh đạo về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thời gian thăng tiến lên vị trí kế toán trưởng dao động từ 5 – 10 năm trở lên tuỳ năng lực của người đảm nhận. 
  • Giai đoạn 4 – Giám đốc tài chính: Đây là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên Kế toán Tài chính. Giám đốc tài chính là người điều hành, giám sát hoạt động của bộ phận kế toán, đồng thời chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp tổ chức. Thời gian thăng tiến lên vị trí CFO là khoảng trên 10 năm. 

* Lưu ý: Lộ trình thăng tiến chỉ mang tính tham khảo. Chuyên viên/nhân viên Kế toán Tài chính có thể lựa chọn nhiều con đường phát triển khác nhau khi đi sâu vào ngành nghề.

Lộ trình thăng tién theo cấp bậc

Kế toán tài chính sở hữu lộ trình thăng tiến khá rõ ràng theo từng cấp bậc cụ thể

Với đặc điểm chú trọng bằng cấp, sinh viên theo học chuyên ngành Kế toán tài chính nên theo học tại các cơ sở giáo dục uy tín và có danh tiếng. Hiện nay, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là cơ sở giáo dục được nhiều bậc phụ huynh, học sinh Việt Nam tin tưởng chọn lựa. BUV hiện cung cấp hai chương trình đào tạo chuyên sâu ngành nghề Kế toán tài chính: Cử nhân Tài chính Kế toán, Cử nhân Kế toán và Tài chính (bằng kép)

Trong đó, cử nhân Tài chính được cấp bằng bởi Đại học Staffordshire, cử nhân Kế toán và Tài chính (bằng kép) được cấp bằng bởi Đại học London và đều có giá trị toàn cầu. Đặc biệt giáo trình đào tạo được thực hiện bởi trường kinh tế LSE (London School of Economics and Political Science). 

Uy tín của LSE được công nhận trên toàn thế giới: xếp thứ 5 toàn cầu về khối ngành Khoa học Xã hội và Quản lý, xếp thứ 7 toàn cầu về ngành Kế toán Tài chính. Do đó sinh viên được trải nghiệm chương trình học chuẩn quốc tế, phát triển đầy đủ năng lực, kỹ năng để làm việc tại các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Chương trình học tại BUV

Chương trình học tại BUV 100% bằng tiếng Anh, cung cấp hàng trăm cơ hội thực tập ngay từ năm nhất

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cơ bản về các công việc của Kế toán Tài chính. Nhìn chung, các vị trí công việc này đều yêu cầu sự nghiêm túc và tính chuyên môn cao, phù hợp với những sinh viên có tư duy logic, cẩn trọng, trung thực. Nếu quý phụ huynh và các em học sinh cần tư vấn hỗ trợ thêm, hãy liên hệ trực tiếp tới hotline 096.662.9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được BUV giải đáp nhanh chóng.

Học ngành Kinh tế Tài chính thi khối nào và 2 Hình thức xét tuyển khác bạn nên biếtXem thêm
10 thông tin nhất định phải đọc trước khi quyết định theo đuổi ngành Tài chính

Th4 24, 2024

10 thông tin nhất định phải đọc trước khi quyết định theo đuổi ngành Tài chính

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính hiện nay, ngành Tài chính đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp với nguồn thu nhập triển vọng. Tuy nhiên, trước khi quyết định học và làm việc trong ngành Tài chính, sinh viên cần nắm bắt được chi tiết những […]

Tài chính gồm những ngành nào? Bí quyết chọn ngành phù hợp

Th2 23, 2024

Tài chính gồm những ngành nào? Bí quyết chọn ngành phù hợp

Ngành Tài chính là khối ngành bao quát nhiều ngành khác nhau như: Tài chính Quản lý công, Tài chính Quốc tế, Tài chính Doanh nghiệp,… Các chuyên ngành này có điểm chung là cung cấp cho người học những kiến thức xoay quanh tài chính trong các tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết dưới […]

Học ngành Kinh tế Tài chính thi khối nào và 2 Hình thức xét tuyển khác bạn nên biết

Th2 22, 2024

Học ngành Kinh tế Tài chính thi khối nào và 2 Hình thức xét tuyển khác bạn nên biết

Trong đề án tuyển sinh các năm gần đây, hầu hết các trường đại học giảng dạy khối ngành Kinh tế, Tài chính đều sử dụng 2 hình thức tuyển sinh phổ biến là dựa vào điểm thi THPT Quốc gia và xét điểm học bạ. Trong đó, tổ hợp môn được sử dụng để […]

[Giải đáp] Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào?

Th2 20, 2024

[Giải đáp] Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào?

Tài chính và Kinh tế là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết và đều có vai trò quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp. Nắm được những điểm khác nhau giữa Tài chính và Kinh tế sẽ giúp các sĩ tử hiểu rõ về bản chất của từng lĩnh vực và […]

Có nên học Tài chính Quốc tế không? Ai nên chọn ngành này?

Th2 20, 2024

Có nên học Tài chính Quốc tế không? Ai nên chọn ngành này?

“Có nên học Tài chính Quốc tế?” là băn khoăn của nhiều sĩ tử khi đứng trước cơ hội lựa chọn con đường học tập và sự nghiệp trong tương lai. Việc lựa chọn ngành Tài chính Quốc tế dựa trên nhiều yếu tố như kỹ năng, tính cách, sở thích và đặc biệt là […]

DMCA.com Protection Status