[Giải đáp] Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào? [Giải đáp] Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào?
[Giải đáp] Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào?
[Giải đáp] Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào?

Follow us

[Giải đáp] Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào?
Tài Chính

[Giải đáp] Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào?

Th2 20, 2024

[Giải đáp] Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào? 11:42:43

Tài chính và Kinh tế là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết và đều có vai trò quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp. Nắm được những điểm khác nhau giữa Tài chính và Kinh tế sẽ giúp các sĩ tử hiểu rõ về bản chất của từng lĩnh vực và đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân. Mời độc giả cùng BUV theo dõi những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Điểm giống nhau giữa Tài chính và Kinh tế

Định nghĩa Tài chính: Tài chính là lĩnh vực tập trung về các vấn đề liên quan đến dòng tiền, các giao dịch có sử dụng nguồn tiền với mục đích đáp ứng nhu cầu của chủ thể kinh tế. Tài chính bao gồm các hoạt động như quản lý vốn đầu tư, ngân sách thu chi, quản lý rủi ro tài chính,… 

Định nghĩa Kinh tế: Kinh tế là lĩnh vực chuyên về việc nghiên cứu các hoạt động trong các doanh nghiệp như sản xuất, phân phối, tiêu thụ…. Trong Kinh tế có sự xuất hiện của những mối quan hệ tương tác qua lại giữa các chủ thể kinh tế, tạo ra những hoạt động trao đổi trên thị trường.

Điểm chung giữa Tài chính và Kinh tế được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

  • Mục tiêu: Tài chính và Kinh tế đều có những hoạt động, chiến lược hướng đến tạo ra giá trị, lợi nhuận và liên quan đến vấn đề về dòng tiền trong mỗi doanh nghiệp.
  • Công cụ: Trong quá trình phân tích, thu thập và xử lý các thông tin, dữ liệu tài chính và kinh tế đều cần sử dụng đến các công thức toán học, các phần mềm đặc thù.

Mối quan hệ: Cả hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết, tương tác và có tính liên kết với nhau. Tài chính có thể xem là một bộ phận của kinh tế. Khi kinh tế phát triển thì đồng thời nhu cầu về tài chính trong doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng. Ngược lại, tài chính phát triển cũng là cơ hội để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tài chính và Kinh tế có mối quan hệ mật thiết, đều có những chiến lược được xây dựng nhằm hướng đến việc nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp 

Tài chính và Kinh tế có mối quan hệ mật thiết, đều có những chiến lược được xây dựng nhằm hướng đến việc nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp

2. Tài chính và Kinh tế khác nhau như thế nào?

Bên cạnh những điểm giống nhau, giữa Tài chính và Kinh tế cũng có những điểm khác nhau rõ rệt, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Tiêu chí Tài chính Kinh tế
Mục tiêu ngành học Nghiên cứu cách thức doanh nghiệp và cá nhân thu thập cũng như quản lý dòng tiền, giao dịch. Nghiên cứu việc quản lý hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả quá trình sản xuất và tiêu dùng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chúng.
Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu không chỉ ở trong doanh nghiệp mà còn ở trong mọi lĩnh vực khác. Phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm nhiều khái niệm và nguyên tắc kinh tế. Có nhiều yếu tố nằm trong Kinh tế, trong đó có Tài chính.
Đầu ra của ngành Hiểu các nguyên lý, kiến thức về tài chính, tiền tệ, ngân hàng; hoạt động của thị trường tài chính; có khả năng phân tích, đánh giá tình hình kinh tế và thị trường tài chính. Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản/chuyên sâu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại, kiến thức về các phương pháp, công cụ phân tích, hoạch định.
Môn học đào tạo Các môn học xoay quanh vấn đề về Tài chính (cá nhân và doanh nghiệp, trong nước và quốc tế). Các môn học xoay quanh Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô, các lĩnh vực nằm trong kinh tế.
Kỹ năng Kỹ năng tính toán, phân tích mô hình tài chính, lập kế hoạch tài chính, giao tiếp, thuyết trình,… Kỹ năng phân tích, lên chiến lược, nghiên cứu chính sách, lý thuyết kinh tế,…
Cơ hội nghề nghiệp Cơ hội làm việc trong các tổ chức tài chính, các vị trí liên quan đến tài chính trong doanh nghiệp,… Cơ hội làm việc trong các tổ chức kinh doanh, phân tích kinh tế,…

Dưới đây là chi tiết về những điểm khác nhau giữa Tài chính và Kinh tế được phân tích theo những tiêu chí trên:

2.1. Mục tiêu cụ thể của ngành học

  • Tài chính: Mục tiêu của ngành Tài chính là nghiên cứu, phân tích cách các doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc thu thập và quản lý dòng tiền, giao dịch sao cho hiệu quả, đạt được lợi nhuận. Tài chính gồm một số hoạt động như quản lý tiền gửi, vốn, quản lý tài sản hoặc một số hoạt động liên quan đến quyết định đầu tư khác.
  • Kinh tế: Mục tiêu của ngành Kinh tế là nghiên cứu việc quản lý hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả quá trình sản xuất và tiêu dùng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Ngoài ra, Kinh tế còn bao gồm cả việc tìm hiểu về nền kinh tế, xem xét và tìm kiếm những giải pháp hiệu quả cho những vấn đề xảy ra trong nền kinh tế hiện tại.
Mục tiêu của Kinh tế là nghiên cứu và tìm phương pháp vận hành hiệu quả những hoạt động xảy ra trong nền kinh tế hiện đại 

Mục tiêu của Kinh tế là nghiên cứu và tìm phương pháp vận hành hiệu quả những hoạt động xảy ra trong nền kinh tế hiện đại

2.2. Phạm vi

  • Tài chính: Tài chính có phạm vi nghiên cứu đa dạng, không chỉ nghiên cứu vấn đề tài chính trong doanh nghiệp mà còn ở mọi phạm vi khác như: giữa các quốc gia, các cá nhân, hộ gia đình hoặc trong Nhà nước,…
  • Kinh tế: Kinh tế có phạm vi nghiên cứu rộng khi bao trùm tất cả những hoạt động liên quan đến việc sản xuất, lưu thông, phân phối… xảy ra trên thị trường. Kinh tế bao gồm nhiều khái niệm, nguyên tắc và nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có lĩnh vực Tài chính.

2.3. Đầu ra của ngành

  • Tài chính: Yêu cầu với người học sau khi hoàn thành chương trình học Tài chính là có sự hiểu biết về những nguyên lý, kiến thức tài chính, tiền tệ, ngân hàng, những hoạt động trong thị trường tài chính. Bên cạnh đó, người học cần có đủ khả năng để phân tích, đánh giá hoặc đề xuất những giải pháp khi đối diện trước những vấn đề thuộc lĩnh vực Tài chính. Ngoài ra, năng lực tự chủ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cũng là một yêu cầu về đầu ra của người học Tài chính.
  • Kinh tế: Người học sau khi hoàn thành chương trình Kinh tế cần nắm vững hệ thống kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về kinh tế học, quản trị kinh doanh hiện đại, lý luận nền kinh tế thị trường trong nước và ngoài nước,… Bên cạnh đó, sự hiểu biết và khả năng thực hành những phương pháp, công cụ dùng để phân tích, hoạch định hoạt động trong Kinh tế cũng là yêu cầu về đầu ra của ngành học.
Đầu ra của Tài chính yêu cầu sinh viên có đủ khả năng để phân tích, đánh giá những vấn đề khi nghiên cứu tài chính thị trường 

Đầu ra của Tài chính yêu cầu sinh viên có đủ khả năng để phân tích, đánh giá những vấn đề khi nghiên cứu tài chính thị trường

2.4. Môn học đào tạo

  • Tài chính: Chương trình đào tạo của Tài chính chủ yếu gồm 3 lĩnh vực khác nhau: Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp và Tài chính cá nhân. Một số môn học đào tạo gồm có Tài chính quốc tế, Quản trị ngân hàng, Quản lý thu ngân sách, Quản lý thu chi dự án đầu tư, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán ngân sách Nhà nước, Quản trị tài chính doanh nghiệp,…
  • Kinh tế: Chương trình giảng dạy của Kinh tế được xây dựng dựa trên hai lĩnh vực chính sau: Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô. Lựa chọn học Kinh tế, sinh viên sẽ được học một số môn học sau: Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Thương mại quốc tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế học hành vi, Kinh tế quản lý,…

2.5. Kỹ năng

  • Tài chính: Sinh viên theo học ngành Tài chính sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết của ngành học như: Kỹ năng tính toán, phân tích mô hình tài chính, lập kế hoạch tài chính, kỹ năng lập luận và nghiên cứu dữ liệu trong tài chính, kỹ năng giao tiếp, khai thác thông tin, sử dụng các phần mềm tin học chuyên ngành Tài chính ngân hàng,…
  • Kinh tế: Sinh viên học Kinh tế sẽ được trau dồi, rèn luyện những kỹ năng về phân tích, lên chiến lược, nghiên cứu chính sách, lý thuyết kinh tế, kỹ năng xác định và giải quyết những vấn đề chuyên môn, hoạch định các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực kinh tế – xã hội,…
Các kỹ năng về nghiên cứu, phân tích, lên chiến lược trong các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội là điều mà sinh viên nắm vững khi học Kinh tế 

Các kỹ năng về nghiên cứu, phân tích, lên chiến lược trong các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội là điều mà sinh viên nắm vững khi học Kinh tế

2.6. Cơ hội nghề nghiệp

  • Tài chính: Sinh viên hoàn thành chương trình học Tài chính có khả năng làm việc trong các đơn vị, cơ quan quản lý, các tổ chức tín dụng, tài chính quốc tế hoặc các doanh nghiệp thẩm định giá, chứng khoán,… Một số vị trí mà sinh viên có thể đảm nhận như: Chuyên gia phân tích tài chính, Giao dịch viên chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán, Chuyên viên thẩm định, Quản lý tài chính,…
  • Kinh tế: Sinh viên tốt nghiệp khối ngành Kinh tế có cơ hội công tác, làm việc tại những cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các loại hình doanh nghiệp hoặc trong một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu,… Với những môi trường trên, sinh viên có thể hoàn thành tốt các công việc như: Chuyên viên phân tích dữ liệu, Nhân viên nghiên cứu thị trường, Nhân viên kinh doanh, Nhà nghiên cứu kinh tế, Chuyên viên phân tích chuỗi cung ứng,…

3. Sinh viên nên theo học Tài chính hay Kinh tế?

Tài chính và Kinh tế là hai lĩnh vực đem đến nhiều cơ hội và tạo điều kiện phát triển vững vàng cho người học. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc trưng riêng đòi hỏi người học cần có đủ kỹ năng, phẩm chất để có thể theo học.

3.1. Trường hợp nên chọn học Tài chính

Dưới đây là một số lợi ích khi lựa chọn ngành tài chính cùng những lưu ý bạn nên xem xét:

Lợi ích khi lựa chọn Những lưu ý khi lựa chọn
  • Kiến thức giảng dạy được ứng dụng thực tế cao trong đời sống.
  • Tạo điều kiện phát triển khả năng quản lý tài chính cá nhân.
  • Cơ hội làm việc đa dạng với thu nhập tương đối cao.
  • Đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và tính logic cao.
  • Cần sẵn sàng tinh thần với mọi sự biến động thị trường.
  • Công việc đôi khi áp lực cao.

Sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành Tài chính khi có những kỹ năng, đặc điểm phù hợp như sau:

  • Có sự quan tâm đến tình hình tài chính trên thị trường toàn cầu.
  • Có nền tảng toán học và khả năng tư duy tốt để làm việc với những con số phân tích.
  • Sẵn sàng thích nghi với sự biến động của thị trường trước tình hình tài chính trong nước và quốc tế.
  • Có sự tỉ mỉ, kỹ càng, chính xác và cẩn thận trong công việc.
Với nền tảng toán học tốt cùng khả năng phân tích, tỉ mỉ trong công việc, sinh viên sẽ phù hợp khi theo học khối ngành Tài chính

Với nền tảng toán học tốt cùng khả năng phân tích, tỉ mỉ trong công việc, sinh viên sẽ phù hợp khi theo học khối ngành Tài chính

>>> Nếu bạn  quan tâm đến ngành tài chính, thì không thể bỏ qua 2 chuyên ngành siêu hot đó là Kế toán và tài chính ngân hàng. Tham khảo bài viết “Nên học kế toán hay tài chính ngân hàng” để tìm hiểu thêm về 2 chuyên ngành này.

3.2. Trường hợp nên chọn học Kinh tế

Những điểm nổi bật và một số lưu ý về khối ngành Kinh tế mà sinh viên nên tham khảo như sau:

Lợi ích khi lựa chọn Những lưu ý khi lựa chọn
  • Cơ hội được làm việc trong môi trường năng động, rộng mở.
  • Tăng cường vốn hiểu biết về kinh tế, liên tục được cập nhật bối cảnh kinh tế toàn cầu.
  • Phát triển những kỹ năng về tư duy, lên chiến lược.
  • Triển vọng nghề nghiệp cao.
  • Yêu cầu cao về chất lượng kiến thức, kỹ năng đáp ứng được các công việc.
  • Thay đổi nhanh chóng với nền thị trường trong nước, ngoài nước.
  • Cạnh tranh cao.

Sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành Kinh tế khi sở hữu những kỹ năng, điểm mạnh dưới đây:

  • Có tầm nhìn xa, năng động và linh hoạt.
  • Mong muốn được kinh doanh hoặc làm việc trong những lĩnh vực kinh doanh.
  • Chịu được áp lực cạnh tranh với nguồn nhân lực lớn.
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc phối hợp linh hoạt.
  • Khả năng giao tiếp, thuyết trình và đàm phán tốt.
  • Có khả năng thu thập và xử lý các thông tin, dữ liệu tốt.
Khả năng giao tiếp, thuyết trình giúp sinh viên trình bày, truyền đạt các ý tưởng trong hoạt động kinh tế rõ ràng, hiệu quả 

Khả năng giao tiếp, thuyết trình giúp sinh viên trình bày, truyền đạt các ý tưởng trong hoạt động kinh tế rõ ràng, hiệu quả

Hiện nay, để theo học các ngành học thuộc hai lĩnh vực Tài chính và Kinh tế, độc giả có thể tham khảo đến một số chương trình học tại BUV như: Chương trình Cử nhân Tài chính, Chương trình Cử nhân Kinh tế và Quản lý hoặc Chương trình Cử nhân Tài chính và Kinh tế (Song bằng).

Tại BUV, sinh viên sẽ được giảng dạy, đào tạo trong môi trường chuẩn quốc tế với kiến thức toàn cầu và đội ngũ giảng viên chất lượng, 100% tốt nghiệp từ những trường đại học uy tín trên thế giới. Qua đó, sinh viên sẽ có cơ hội được phát triển toàn diện và nâng cao chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để chuẩn bị sẵn sàng cho công việc trong tương lai.

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp chi tiết những thông tin liên quan đến Tài chính và Kinh tế giúp các sĩ tử có thêm hiểu biết, phân biệt sự khác nhau giữa hai lĩnh vực để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc, phụ huynh và học sinh có thể liên hệ đến số hotline 096.662.9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được BUV hỗ trợ nhanh chóng!

Phân biệt hai ngành Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trịXem thêm
11+ công việc ngành Tài chính: Nhiệm vụ và mức lương chi tiết

Th8 09, 2024

11+ công việc ngành Tài chính: Nhiệm vụ và mức lương chi tiết

Tài chính là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, các công việc ngành tài chính tập trung nghiên cứu về tiền tệ, quản lý các loại tài sản và các hoạt động đầu tư. Nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành Tài chính vẫn luôn cao trên thị trường lao động, dự báo […]

9+ quốc gia đào tạo ngành Tài chính tốt nhất cho du học sinh

Th7 24, 2024

9+ quốc gia đào tạo ngành Tài chính tốt nhất cho du học sinh

Du học ngành Tài chính mang đến nhiều lợi ích cho sinh viên, từ việc phát triển bản thân cho đến khả năng thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Vậy học ngành Tài chính nên du học nước nào tốt? Để hỗ trợ sinh viên chọn ra quốc gia du học phù hợp, BUV […]

Phân biệt hai ngành Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị

Th7 19, 2024

Phân biệt hai ngành Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị

Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị là hai ngành học quan trọng thuộc khối ngành Kế toán. Kế toán Tài chính tập trung vào việc thu thập, xử lý và báo cáo dữ liệu tài chính của một tổ chức để cung cấp thông tin cho các bên liên quan. Trong khi […]

Có nên học Tài chính doanh nghiệp? Lời khuyên hữu ích cho các sĩ tử

Th7 18, 2024

Có nên học Tài chính doanh nghiệp? Lời khuyên hữu ích cho các sĩ tử

Ngành Tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực tập trung vào quản lý, phân phối nguồn tài chính và quỹ tiền tệ của tổ chức, doanh nghiệp cho các mục tiêu kinh doanh một cách hợp lý. Hiện nay nhiều học sinh cuối cấp vẫn băn khoăn Có nên học Tài chính doanh nghiệp […]

3 phương thức xét tuyển ngành Kinh tế Tài chính mới nhất 2024

Th7 17, 2024

3 phương thức xét tuyển ngành Kinh tế Tài chính mới nhất 2024

Với sức nóng của một mùa tuyển sinh mới, các phương thức xét tuyển Kinh tế Tài chính trở thành chủ đề quan tâm hàng đầu của đông đảo các học sinh yêu thích ngành Kinh tế, Tài chính. Các hình thức xét tuyển 2024 có một số điều chỉnh, song về cơ bản vẫn […]

[Tư vấn] Nên học Kế toán hay Tài chính ngân hàng?

Th7 17, 2024

[Tư vấn] Nên học Kế toán hay Tài chính ngân hàng?

Kế toán và Tài chính ngân hàng đều là những ngành học liên quan đến tài chính, hứa hẹn mang đến cơ hội việc làm ổn định với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn giữa hai ngành học này bởi chúng có […]

10 thông tin nhất định phải đọc trước khi quyết định theo đuổi ngành Tài chính

Th4 24, 2024

10 thông tin nhất định phải đọc trước khi quyết định theo đuổi ngành Tài chính

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính hiện nay, ngành Tài chính đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp với nguồn thu nhập triển vọng. Tuy nhiên, trước khi quyết định học và làm việc trong ngành Tài chính, sinh viên cần nắm bắt được chi tiết những […]

Tài chính gồm những ngành nào? Bí quyết chọn ngành phù hợp

Th2 23, 2024

Tài chính gồm những ngành nào? Bí quyết chọn ngành phù hợp

Ngành Tài chính là khối ngành bao quát nhiều ngành khác nhau như: Tài chính Quản lý công, Tài chính Quốc tế, Tài chính Doanh nghiệp,… Các chuyên ngành này có điểm chung là cung cấp cho người học những kiến thức xoay quanh tài chính trong các tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết dưới […]

Học ngành Kinh tế Tài chính thi khối nào và 2 Hình thức xét tuyển khác bạn nên biết

Th2 22, 2024

Học ngành Kinh tế Tài chính thi khối nào và 2 Hình thức xét tuyển khác bạn nên biết

Trong đề án tuyển sinh các năm gần đây, hầu hết các trường đại học giảng dạy khối ngành Kinh tế, Tài chính đều sử dụng 2 hình thức tuyển sinh phổ biến là dựa vào điểm thi THPT Quốc gia và xét điểm học bạ. Trong đó, tổ hợp môn được sử dụng để […]

Có nên học Tài chính Quốc tế không? Ai nên chọn ngành này?

Th2 20, 2024

Có nên học Tài chính Quốc tế không? Ai nên chọn ngành này?

“Có nên học Tài chính Quốc tế?” là băn khoăn của nhiều sĩ tử khi đứng trước cơ hội lựa chọn con đường học tập và sự nghiệp trong tương lai. Việc lựa chọn ngành Tài chính Quốc tế dựa trên nhiều yếu tố như kỹ năng, tính cách, sở thích và đặc biệt là […]

DMCA.com Protection Status