Quản trị Kinh doanh số là gì? 7+ Thông tin cần biết  Quản trị Kinh doanh số là gì? 7+ Thông tin cần biết 
Quản trị Kinh doanh số là gì? 7+ Thông tin cần biết 
Quản trị Kinh doanh số là gì? 7+ Thông tin cần biết 

Follow us

Quản trị Kinh doanh số là gì? 7+ Thông tin cần biết 
Quản trị kinh doanh

Quản trị Kinh doanh số là gì? 7+ Thông tin cần biết 

Th1 15, 2024

Quản trị Kinh doanh số là gì? 7+ Thông tin cần biết  13:57:52

Quản trị Kinh doanh số (Digital Business Management) là quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong môi trường số hóa. Đây là ngành nghề mới phát triển và đã xuất hiện trong chương trình đào tạo của một số trường Đại học. Để tìm hiểu chi tiết về chuyên ngành Quản trị Kinh doanh số là gì và những thông tin liên quan, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây!

1. Quản trị Kinh doanh số là gì?

Quản trị Kinh doanh số là ngành học đào tạo kiến thức, kỹ năng về quản lý và phát triển các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể áp dụng các công nghệ số, ứng dụng và dịch vụ trực tuyến để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Thực tế, Quản trị Kinh doanh số là một lĩnh vực nằm trong Quản trị Kinh doanh. Điểm khác biệt giữa Quản trị Kinh doanh số so với các ngành quản trị khác là quá trình áp dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật số vào việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.

Quản trị Kinh doanh số là quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong môi trường số hóa.

Quản trị Kinh doanh số là quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong môi trường số hóa.

2. Chương trình học ngành Quản trị Kinh doanh số

Đối với chương trình Quản trị Kinh doanh số, sinh viên sẽ được học các môn về nền tảng và chuyên ngành, cụ thể như sau:

2.1. Các môn học nền tảng

Tương tự như những ngành kinh tế khác, sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh số sẽ được đào tạo những kiến thức căn bản trong khối ngành kinh tế, với các môn học nổi bật như:

  • Tài chính: Tập trung vào các khái niệm và kiến thức cơ bản liên quan đến quản lý tài chính trong một doanh nghiệp.
  • Kế toán: Đào tạo sinh viên hiểu về các nguyên tắc và phương pháp kế toán căn bản.
  • Quản lý nhân sự: Tập trung vào các khía cạnh quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức.
  • Chiến lược kinh doanh: Đào tạo sinh viên nắm vững các khái niệm và phương pháp xây dựng, đánh giá chiến lược kinh doanh.
  • Marketing: Tập trung vào các khái niệm và kỹ năng liên quan đến tiếp thị và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

2.2. Các môn học chuyên ngành

Đối với các môn chuyên ngành, sinh viên sẽ được tiếp cận các học phần liên quan đến nền tảng số, một số môn học điển hình như:

  • E-commerce (Thương mại điện tử): Nghiên cứu kiến thức về hoạt động kinh doanh trực tuyến như hành trình mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử, quảng cáo trực tuyến, và các mô hình kinh doanh trực tuyến khác (sàn thương mại điện tử).
  • Phân tích dữ liệu lớn (Big data): Nghiên cứu về phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu lớn để trích xuất thông tin hữu ích cho quyết định kinh doanh.
  • Quản trị hệ thống thông tin: Đào tạo người học áp dụng cách quản lý và tối ưu hóa hệ thống thông tin trong một tổ chức.
  • Số hoá dữ liệu và chuyển đổi vận hành kinh doanh: Tập trung vào việc nghiên cứu về quá trình số hóa dữ liệu và cải tiến quy trình vận hành kinh doanh thông qua công nghệ số.
  • Quản trị dự án số: Đào tạo sinh viên hiểu về cách quản lý và triển khai dự án sử dụng công nghệ số.
  • Digital Marketing: Cung cấp kiến thức về các phương thức tiếp thị kỹ thuật số như quảng cáo trực tuyến, email marketing và SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), truyền thông qua các trang mạng xã hội.

Trong quá trình học, các bạn sẽ được phân tích về mô hình kinh doanh số thực tế ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang áp dụng, từ đó có thêm góc nhìn thực tiễn hữu ích.

Trong quá trình học, sinh viên thường xuyên được nghiên cứu ví dụ từ mô hình kinh doanh số của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Trong quá trình học, sinh viên thường xuyên được nghiên cứu ví dụ từ mô hình kinh doanh số của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

3. Kiến thức và kỹ năng đạt được sau khi học ngành Quản trị Kinh doanh số

Khi học ngành Quản trị Kinh doanh số, sinh viên có thể đạt được các kiến thức chuyên môn và một số kỹ năng mềm chi tiết như sau:

3.1. Về kiến thức chuyên môn

  • Hiểu toàn diện về các nền tảng kinh doanh số:

Sau khi học ngành Quản trị Kinh doanh số, sinh viên sẽ có hiểu biết toàn diện về các nền tảng kinh doanh số, chẳng hạn như đặc điểm của từng trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok,… kênh tiếp thị trực tuyến như Email, SEO trên website (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo,…), kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada,… Từ đó, người học có thể áp dụng các công nghệ và chiến lược số hóa phù hợp để gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

  • Sử dụng công nghệ số để đánh giá thị trường:

Do ngành học tập trung vào nền tảng số và việc phân tích dữ liệu, sinh viên sẽ biết cách sử dụng các công cụ phần mềm, ứng dụng số để điều tra, phân tích và đánh giá thị trường.

  • Biết cách áp dụng kiến thức về khoa học và công nghệ kỹ thuật để tối ưu hóa quá trình kinh doanh:

Bằng cách tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức về khoa học và công nghệ kỹ thuật trong quá trình học tập, sinh viên có thể áp dụng vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý.

  • Đưa ra đề xuất kinh doanh thông qua kiến thức về kinh tế:

Với kiến thức liên quan về kinh tế trong chương trình học và kết quả đánh giá từ cơ sở dữ liệu thu thập được nhờ ứng dụng số, sinh viên có thể đưa ra những đề xuất kịp thời và khả thi. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và giải quyết các thách thức nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

  • Xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh thông qua công nghệ thông tin:

Sau khi học ngành Quản trị Kinh doanh số, nhờ vào môn học chiến lược kinh doanh với các kiến thức về các mô hình kinh doanh phổ biến như B2B (Business-to-Business), B2C (Business-to-Consumer), C2C (Consumer-to-Consumer),…

Sinh viên sẽ nắm được ưu và nhược điểm của các mô hình kinh doanh khác nhau cùng các kiến thức về công nghệ và kỹ thuật số với kỹ năng phân tích dữ liệu. Từ đó, người học có thể xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh chính xác với từng giai đoạn dựa trên công nghệ thông tin.

  • Quản lý nhân sự linh hoạt thông qua ứng dụng, phần mềm:

Ngành Quản trị Kinh doanh số cung cấp cho kiến thức toàn diện về hoạt động quản lý nhân sự thông qua nền tảng số. Nhờ vậy sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể quản lý nhân sự và phân bổ nguồn nhân lực một cách hiệu quả, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và tiềm lực của doanh nghiệp.

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh số sẽ nhận được nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn về kinh doanh số.

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh số sẽ nhận được nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn về kinh doanh số.

3.2. Về kỹ năng mềm

  • Quản trị công việc và lịch trình trên ứng dụng trực tuyến:

Với ngành học tập trung chủ yếu vào nền tảng số, sinh viên sẽ biết cách sử dụng các ứng dụng trực tuyến để hệ thống hóa công việc và lập lịch trình cho công việc của mình. Điều này không chỉ mang đến lợi thế trong công việc mà còn mang đến lợi thế cho nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.

  • Trình bày ý tưởng rõ ràng thông qua phần mềm hỗ trợ:

Trong quá trình học ngành Quản trị Kinh doanh số, sinh viên sẽ được yêu cầu triển khai và trình bày ý tưởng của mình thông qua các phần mềm thông minh. Điều này giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ số hóa.

  • Quản lý công việc và cập nhật tình hình hoạt động:

Vì ngành học có bản chất là “quản trị”, đào tạo những kiến thức và kỹ năng về quản lý, sinh viên sẽ học được cách phân chia công việc và cập nhật tình hình hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp. Điều này giúp nâng cao khả năng tổ chức công việc hiệu quả và theo dõi tiến trình hoạt động trong doanh nghiệp.

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh số còn được bổ sung nhiều kỹ năng mềm.

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh số còn được bổ sung nhiều kỹ năng mềm.

Sinh viên học tại BUV sẽ được tiếp cận Chương trình Nâng cao Năng lực cá nhân và Kỹ năng xã hội (PSG). Nhờ chương trình này, người học có thể phát triển nhiều kỹ năng mềm cần thiết, hội nhập nhanh chóng vào môi trường làm việc, xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ, nâng cao giá trị của bản thân,…

4. Cơ hội nghề nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh số 

Đến đây, rất nhiều bạn sẽ băn khoăn ngành kinh doanh số ra trường làm gì? Với tình hình hiện nay, các bạn có thể dễ dàng thấy các doanh nghiệp đang chuẩn mình sang số hóa, bán hàng online khá nhiều, ứng dụng công nghệ số vì thế cơ hội nghề nghiệp cũng khá nhiều.

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh số sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí như:

  • Chuyên viên phân tích kinh doanh: Đảm nhiệm việc phân tích dữ liệu và thông tin kinh doanh để đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh hiệu quả.
  • Chuyên viên phát triển kinh doanh số: Đưa ra và triển khai các giải pháp, sản phẩm kinh doanh số hóa cho tổ chức, đồng thời tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các giải pháp này.
  • Chuyên viên chuyển đổi số: Đề xuất và thực hiện việc chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị của tổ chức.
  • Chuyên viên/Tư vấn viên các Dự án kinh doanh số: Tham gia vào các dự án kinh doanh số. Từ việc nghiên cứu, phân tích đến đề xuất giải pháp và tư vấn cho các công ty về việc triển khai và quản lý các dự án kinh doanh số.
  • Chuyên viên/Quản lý Digital Marketing: Đảm nhận vai trò quản lý và triển khai chiến lược Marketing trực tuyến, sử dụng các nền tảng số để tiếp cận với khách hàng, tăng cường hiệu quả tiếp thị trên môi trường số, sáng tạo nội dung truyền thông.
  • Chuyên viên/Quản lý kênh thương mại điện tử: Điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử.
  • Chuyên viên quản trị sản phẩm số: Đảm nhiệm vai trò quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ số của tổ chức.
  • Chuyên viên tác nghiệp tại các tổ chức có chuyển đổi số: Tham gia vào các tổ chức đã hoặc đang chuyển đổi số, đảm nhiệm các vị trí liên quan đến Quản trị Kinh doanh số.
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường trên nền tảng số: Tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích thị trường trên môi trường số, thu thập thông tin và dữ liệu từ các nguồn trực tuyến.
  • Sáng lập các dự án khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng nền tảng của Quản trị Kinh doanh số: Thành lập, phát triển công ty khởi nghiệp có mục tiêu tạo ra các ứng dụng dựa trên các nguyên tắc và công nghệ của Quản trị Kinh doanh số.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh số có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau liên quan đến nền tảng số.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh số có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau liên quan đến nền tảng số.

5. Mức lương trung bình ngành Quản trị Kinh doanh số hiện nay

Mức lương trung bình của ngành Quản trị Kinh doanh số có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm làm việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, hiệu suất làm việc và quy mô của công ty.

  • Mức lương ngành Quản trị Kinh doanh số tại Mỹ: Trung bình khoảng 105.968 USD/năm – Tương đương khoảng 2.543.232.000 VNĐ/năm.
  • Mức lương ngành Quản trị Kinh doanh số tại Canada: Trung bình khoảng 92.097 USD/năm – Tương đương khoảng 2.210.328.000 VNĐ/năm.
  • Mức lương ngành Quản trị Kinh doanh số tại Đức: Trung bình khoảng 6.750 Euro/tháng – Tương đương khoảng 182.250.000 VNĐ/năm.
  • Mức lương ngành Quản trị Kinh doanh số tại Việt Nam: Do Quản trị Kinh doanh số là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam nên hiện chưa có thông tin cụ thể về mức lương trung bình. BUV sẽ nhanh chóng cập nhật khi có thông tin từ các nguồn uy tín.

6. Top 7 tố chất cần có để theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh số

Để theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh số thuận lợi và đạt được hiệu quả cao, sinh viên cần trau dồi và phát triển một số tố chất như:

  • Yêu thích, quan tâm công nghệ: Đam mê và quan tâm đến công nghệ, thường xuyên cập nhật và tiếp thu những xu hướng công nghệ mới.
  • Kỹ năng quản lý: Kỹ năng lãnh đạo, quản lý các hoạt động kinh doanh số, từ việc xây dựng chiến lược, phân công nhiệm vụ, định hình mục tiêu đến theo dõi và đánh giá hiệu quả.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Kỹ năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu liên quan đến kinh doanh, từ đó đưa ra những thông tin quan trọng và quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu chất lượng.
  • Tư duy chiến lược: Khả năng tư duy chiến lược để phát triển và triển khai các kế hoạch kinh doanh số, đồng thời đưa ra những quyết định phù hợp trong môi trường biến đổi nhanh chóng.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Khả năng giao tiếp hiệu quả và làm việc trong môi trường đa dạng, tương tác với các thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
  • Sáng tạo, đổi mới: Nghĩ ra và đề xuất các ý tưởng sáng tạo, đổi mới trong việc áp dụng công nghệ, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững cho tổ chức.
  • Linh hoạt, thích ứng: Có khả năng thích ứng với các biến đổi trong môi trường kinh doanh số, linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược và phương pháp làm việc để đáp ứng nhanh chóng các điều kiện mới.
Người học ngành Quản trị Kinh doanh số cần trau dồi nhiều tố chất, kỹ năng để gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Người học ngành Quản trị Kinh doanh số cần trau dồi nhiều tố chất, kỹ năng để gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.

7. Ngành Quản trị Kinh doanh số thi khối nào?

Thực tế, Quản trị Kinh doanh số là một chuyên ngành của Quản trị Kinh doanh với bản chất là tập trung vào quá trình thực hành, áp dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật vào việc điều hành, quản lý tổ chức. Vì vậy, các khối thi có thể tương tự như ngành Quản trị Kinh doanh, bao gồm:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Anh
  • C00: Văn – Sử – Địa
  • D01: Văn – Toán – Anh
  • D07: Toán – Hóa – Anh

Tuy nhiên, để biết chính xác khối thi tuyển sinh của ngành Quản trị Kinh doanh số tại trường Đại học muốn theo học, bạn nên tham khảo thông tin từ website chính thức của trường hoặc liên hệ trực tiếp với phòng tuyển sinh của ngôi trường đó. Đội ngũ của trường sẽ cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về khối thi cũng như yêu cầu tuyển sinh của ngành này.

Mỗi trường Đại học sẽ có yêu cầu tuyển sinh ngành Quản trị Kinh doanh số khác nhau.

Mỗi trường Đại học sẽ có yêu cầu tuyển sinh ngành Quản trị Kinh doanh số khác nhau.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Quản trị Kinh doanh số là gì?” cùng một số thông tin khác liên quan về ngành học hiện đại này. Nếu cần tư vấn thêm về ngành Quản trị Kinh doanh số, độc giả vui lòng liên hệ với BUV qua số điện thoại +84 96 662 9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được hỗ trợ nhanh chóng!

MBA là gì? 9+ Thông tin người học thạc sĩ nhất định phải biếtXem thêm
Khám phá 8 ngành học thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại BUV

Th7 24, 2024

Khám phá 8 ngành học thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại BUV

Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) hiện nay bao gồm 8 chương trình Cử nhân: Kế toán và Tài chính, Kinh doanh và Quản lý, Kinh tế và Quản lý, Tài chính, Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Marketing, Tài chính Kế […]

6 chuyên ngành phổ biến trong Kinh doanh Quốc tế hiện nay

Th7 24, 2024

6 chuyên ngành phổ biến trong Kinh doanh Quốc tế hiện nay

Kinh doanh Quốc tế là ngành học chuyên sâu về các hoạt động kinh doanh trong phạm vi toàn cầu, kết hợp cùng các kiến thức bổ trợ về văn hóa, ngoại ngữ, thị trường quốc tế,… Vậy Kinh doanh Quốc tế gồm những chuyên ngành nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông […]

MBA là gì? 9+ Thông tin người học thạc sĩ nhất định phải biết

Th7 19, 2024

MBA là gì? 9+ Thông tin người học thạc sĩ nhất định phải biết

Trong tiếng Anh, MBA là viết tắt của cụm từ Master of Business Administration hay Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Đây là chương trình đào tạo sau đại học với mục đích giúp người học nâng cao kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực quản trị, quản lý các hoạt động […]

Học Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh khác gì với chương trình thường? Tìm hiểu lợi ích

Th7 19, 2024

Học Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh khác gì với chương trình thường? Tìm hiểu lợi ích

Chương trình Quản trị Kinh doanh học bằng tiếng Anh đào tạo với giáo trình, bài giảng 100% bằng tiếng Anh. Vậy chương trình này có gì khác biệt so với chương trình thông thường và mang đến những ưu thế gì cho học viên? Để được giải đáp chi tiết, mời bạn đọc cùng […]

Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Th3 04, 2024

Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Quản trị Kinh doanh là một ngành học tương đối rộng, do đó số lượng chuyên ngành cũng được phân chia khá đa dạng, tùy thuộc vào định hướng giáo dục của mỗi trường Đại học. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh […]

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Th2 23, 2024

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Nền kinh tế hội nhập toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhân sự giỏi trong việc lãnh đạo, vận hành và lập kế hoạch chiến lược hiệu quả để đưa sản phẩm, hình ảnh thương hiệu vươn ra thế giới. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy sự ra đời của […]

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Th2 23, 2024

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, một số nhóm ngành nổi bật có thể đến trong lĩnh vực này gồm có: kinh doanh, Marketing, tài chính, nhân sự, giảng dạy,… Vậy bằng Quản trị Kinh doanh làm gì […]

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Th2 20, 2024

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã chấp nhận sử dụng kết quả thi khối C để xét tuyển đầu vào ngành Quản trị Kinh doanh. Điều này đã mở rộng cánh cửa trở thành những nhà quản trị, định hướng chiến lược kinh doanh tài ba của các bạn học sinh […]

Có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh? 5 lý do nên học

Th2 15, 2024

Có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh? 5 lý do nên học

Học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh là lựa chọn giúp sinh viên mở rộng cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến và nâng cao kiến thức cho mục tiêu khởi nghiệp. Thực tế, quyết định có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu […]

9 yêu cầu nên có ở sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh

Th2 15, 2024

9 yêu cầu nên có ở sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh

“Ngành Quản trị Kinh doanh yêu cầu những gì?” là một câu hỏi mà các đại diện tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) nhận được từ nhiều bạn học sinh THPT. Đây một tín hiệu đáng mừng vì các bạn học sinh bắt đầu quan tâm tới mức độ […]

DMCA.com Protection Status