9 yêu cầu nên có ở sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh
Th2 15, 2024
12:26:07
“Ngành Quản trị Kinh doanh yêu cầu những gì?” là một câu hỏi mà các đại diện tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) nhận được từ nhiều bạn học sinh THPT.
Đây một tín hiệu đáng mừng vì các bạn học sinh bắt đầu quan tâm tới mức độ phù hợp của ngành học với năng lực của bản thân, thay vì tập trung vào điểm thi đầu vào và cơ hội việc làm. Xác định càng sớm những yêu cầu này sẽ giúp giảm thiểu cảm giác chênh vênh và mất phương hướng trong quá trình học tập chương trình này ở sinh viên đại học.
Trong bài viết này, BUV sẽ chia sẻ 9 điều kiện cần có ở sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh. Tham khảo ngay nhé!
1. Yêu cầu đầu vào ngành Quản trị Kinh doanh
Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh cần có nền tảng kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội cơ bản và năng lực tiếp thu tri thức.
Để đánh giá được mức độ đáp ứng của 2 tiêu chí này, các trường Đại học sẽ xem xét dựa trên kết quả của một số kỳ thi (Kỳ thi THPT Quốc gia, Kỳ thi Đánh giá năng lực, Kỳ thi quốc tế); hoặc hình thức xét tuyển (bằng học bạ THPT, tuyển thẳng đối với các thí sinh tham dự và có thành tích trong kỳ thi quốc tế, xét tuyển kết hợp năng lực học vấn và ngoại ngữ).
Đa số các trường đại học công lập sẽ áp dụng hình thức xét tuyển từ điểm kỳ thi THPT Quốc gia/kỳ thi Đánh giá năng lực/kỳ thi quốc tế hoặc xét học bạ/điểm trung bình 3 hoặc 5 học kỳ gần nhất.
Trong khi đó, các trường đại học quốc tế tại Việt Nam thường có hình thức xét tuyển khác với trường công lập – không sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia hay xét tuyển học bạ. Thay vào đó, họ sẽ có bộ tiêu chí xét tuyển đánh giá về năng lực học vấn và ngoại ngữ.
Ví dụ: Tiêu chí điều kiện xét tuyển đầu vào chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) như sau:
Ứng viên cần có độ tuổi từ 17 trở lên và đáp ứng một trong những điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam và hoàn thành Chương trình Dự bị Đại học Staffordshire.
- Đỗ 2 môn trong Kỳ thi Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Bậc cao (Advanced GCE/A-level).
- Hoàn thành một chương trình dự bị với điểm số đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào theo quy định của Cơ quan Đảm bảo Chất lượng của Anh Quốc đối với Giáo dục bậc cao.
- Có bằng Tú tài châu Âu với điểm trung bình đạt tối thiểu 60%, trong đó môn tiếng Anh đạt 60%
- Có bằng Tú tài Quốc tế với điểm trung bình đạt tối thiểu 24 điểm, trong đó môn tiếng Anh đạt 4 điểm
Yêu cầu về năng lực tiếng Anh
Đáp ứng một trong những điều kiện sau:
Đối với chứng chỉ có hiệu lực 2 năm
- IELTS (ngoại trừ IELTS Thị thực và Nhập cư Anh Quốc – UKVI): Đạt điểm trung bình tối thiểu 6.0, trong đó mỗi kỹ năng đạt tối thiểu 5.5;
Hoặc
- TOEFL IBT: Đạt điểm tối thiểu mỗi kỹ năng như sau: Nghe: 17; Nói: 20; Đọc: 18; Viết: 17
Đối với chứng chỉ có hiệu lực 5 năm
- Chương trình Tú tài Quốc tế (giảng dạy bằng tiếng Anh): Đạt tối thiểu 5 điểm cho môn Tiếng Anh B (English B) ở Trình độ Tiêu chuẩn (Standard Level) hoặc 4 điểm cho môn Tiếng Anh B ở Trình độ Chuyên sâu (High Level); hoặc
- Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Quốc tế (IGCSE): Đạt tối thiểu điểm C cho môn tiếng Anh trong kỳ thi IGCSE dành cho người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai; hoặc
- Đạt điểm từ A đến C cho môn tiếng Anh trong Kỳ thi GCE O-level/GCSE Quốc tế của Cambridge.
Lời khuyên từ BUV: Phương thức và điểm xét tuyển đầu vào ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường Đại học sẽ không giống nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu về trường đại học mong muốn ghi danh và chuẩn bị kiến thức, hồ sơ đăng ký đạt tiêu chuẩn của trường để có cơ hội trúng tuyển.
Từ những tiêu chí kể trên, quản trị kinh doanh phù hợp với ai sở hữu các yếu tố như: Tự tin, ưa mạo hiểm, nhạy bén trong tư duy, có khả năng lãnh đạo, quyết đoán trong công việc cũng như cuộc sống,.. Tham khảo ngay những phẩm chất, kỹ năng phù hợp và sở thích mà người theo học ngành Quản trị Kinh doanh nên có.
2. 5 Tố chất cần có ở sinh viên Quản trị Kinh doanh
Nếu như các yêu cầu đầu vào là điều kiện tiên quyết và bắt buộc để bước chân vào giảng đường đại học, thì 5 tố chất về tinh thần yêu thích kinh doanh, các tư duy kế hoạch chiến lược, giải quyết vấn đề, sáng tạo & đổi mới, phản biện thực sự cần được các bạn sinh viên trang bị cho bản thân để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực và hiểu được Quản trị Kinh doanh là gì.
Vậy cụ thể người theo ngành quản trị kinh doanh cần những yếu tố gì, chi tiết ra sao, mời bạn tiếp tục theo dõi trong phần nội dung sau:
2.1. Yêu thích kinh doanh, có tinh thần khởi nghiệp (Entrepreneurial)
Theo Giáo sư Howard Stevenson tại Đại học Harvard Business School:
Tinh thần khởi nghiệp là sự dấn thân theo đuổi các cơ hội mới vượt quá các nguồn lực bị kiểm soát.
Theo nhà kinh tế học Joseph Schumpeter (1853 – 1950):
Tinh thần khởi nghiệp như động lực đưa đến sự hủy diệt mang tính sáng tạo. Tinh thần này trở thành động lực thúc đẩy sinh viên hình thành tư duy phát triển, tìm tới những cách làm mới hoặc sản phẩm mới ngày càng tốt hơn. Những người có tinh thần này luôn tìm kiếm sự thay đổi và thích ứng với những biến đổi trong thị trường, tìm được cơ hội phát triển, “trong nguy có cơ”.
Đây là yếu tố đầu tiên trong số các yêu cầu của ngành quản trị kinh doanh. Với một người yêu thích kinh doanh, họ sẽ có đam mê để kiên trì học tập trong lĩnh vực này, đồng thời, dám dấn thân vào tìm cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp.
Do đó, nếu bạn mong muốn học ngành Quản trị Kinh doanh, hãy tự hỏi bản thân rằng, bạn có thực sự yêu thích kinh doanh không. Đồng thời, bạn có dũng cảm để dấn thân, sáng tạo tìm tòi cái mới hay không. Nếu câu trả lời là có, bạn là có tố chất để theo học lĩnh vực này.
2.2. Tư duy lập kế hoạch chiến lược (Strategic Planning)
Tư duy chiến lược là quá trình suy nghĩ có định hướng, tập trung phân tích các yếu tố dưới nhiều góc độ, phán đoán các rủi ro để tìm ra định hướng phát triển đường dài cho một tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Trong một thế giới không ngừng phát triển như hiện nay, mức độ cạnh tranh trên thị trường càng ngày càng tăng cao ở mọi lĩnh vực, nhiều xu hướng mới xuất hiện và mang đến nhiều nguy cơ cũng như cơ hội về kinh tế, chính trị. Do đó, người lãnh đạo cần áp dụng tư duy chiến lược thường xuyên để dẫn dắt doanh nghiệp phát triển bền vững.
Vì lẽ đó, phát triển tư duy và kỹ năng lập kế hoạch chiến lược là tố chất “sống còn” mà sinh viên Quản trị Kinh doanh nên trang bị ngay từ khi ngồi trên giảng đường. Ở cấp độ phát triển sự nghiệp cá nhân, lợi ích của tư duy này giúp bạn trở thành một người có vai trò quan trọng trong một tổ chức.
2.3. Tư duy giải quyết vấn đề (Problem Solving)
Yêu cầu thứ 3 của nghề quản trị kinh doanh là khả năng giải quyết vấn đề. Tư duy giải quyết vấn đề là quá trình tìm kiếm các giải pháp để xử lý các vấn đề. Trongi ngành Quản trị Kinh doanh, bạn cần có tư duy này để nhanh chóng tìm ra giải pháp tối ưu cho bất cứ tình huống, vấn đề nào xảy ra trong kinh doanh.
Sẽ không có một công thức chung để giải quyết mọi vấn đề trong kinh doanh và vận hành doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần trang bị cho bản thân một tư duy nhạy bén về giải quyết vấn đề đó là tập trung vào sự việc, suy nghĩ logic, thu thập thông tin và đánh giá vấn đề, đồng thời, tìm ra nhiều giải pháp thay vì chỉ một phương án.
2.4. Tư duy sáng tạo, đổi mới (Creative, Innovative)
Tư duy sáng tạo và đổi mới sẽ thôi thúc một người không ngừng tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp mới với câu hỏi “có cách làm nào tốt hơn không?”. Không chỉ những người làm trong lĩnh vực sáng tạo như nhà thiết kế, nghệ sĩ, nhà khoa học, mới cần tới tư duy sáng tạo. Tất cả mọi người đều nên xây dựng tư duy tìm kiếm những giải pháp mới để tối ưu hiệu suất cho công việc, học tập của mình.
Bằng cách vận dụng kiến thức, kinh nghiệp, khả năng tưởng tượng, trí tò mò, quan sát và thu thập dữ liệu, và sẵn sàng thử nghiệm, bạn sẽ tìm ra những phương pháp mới, ý tưởng thú vị cho công việc và doanh nghiệp của mình.
2.5. Tư duy phản biện (Critical Thinking)
Tư duy phản biện đòi hỏi bạn cần biết đặt đúng câu hỏi, phân tích, diễn giải, đánh giá và đưa ra phán đoán về những thông tin bạn tiếp nhận. Bằng việc đặt câu hỏi đúng, phân tích thông tin, đưa ra đánh giá khách quan và chủ quan, tổng hợp thông tin, bạn có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hoặc tìm kiếm những góc nhìn mới.
Tư duy này đòi hỏi mỗi người vốn hiểu biết nhất định về vấn đề đang được đề cập, khả năng độc lập trong suy nghĩ, đưa ra những lập luận rõ ràng, logic, tập trung vào nội dung cốt lõi, đầy đủ bằng chứng và khách quan.
Phản biện là một tư duy được đánh cao tại các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và là yêu cầu cơ bản mà các sinh viên cần có mà không phải chỉ là yêu cầu ngành quản trị kinh doanh. Bởi vì, việc chọn lọc thông tin đầu vào rất quan trọng trong một thế giới hiện đại với vô vàn nguồn thông tin để xác định đâu là nguồn chính thống, đâu là nguồn không đáng tin cậy.
Tại các trường đại học quốc tế như BUV, sinh viên Quản trị Kinh doanh Quốc tế sẽ được bồi dưỡng kỹ năng này thông qua chương trình đào tạo với các môn học có tính thực tiễn cao. Ví dụ: nghiên cứu về các vấn đề đương đại trong kinh doanh, áp dụng kiến thức và kỹ năng phân tích kinh tế vào nhiều tình huống,… Môn học đòi hỏi sinh viên cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, phân tích để chọn lọc thông tin dáng tin cậy, đánh giá các trường hợp từ góc nhìn đa chiều để có quan điểm khách quan và giải quyết vấn đề hiệu quả.
Theo tìm hiểu của BUV, thời gian học tập của ngành Quản trị Kinh doanh thường kéo dài từ 3 – 4 năm phụ thuộc vào nội dung chương trình học và kế hoạch giảng dạy của từng trường Đại học. Cùng BUV tìm hiểu chi tiết về thời gian, lộ trình đào tạo của ngành Quản trị Kinh doanh trong bài viết dưới đây nhé.
3. Yêu cầu về kỹ năng nên trang bị với ngành Quản trị Kinh doanh
* Lưu ý: Đây là những kỹ năng cần đối với những người làm việc trong ngành quản trị kinh doanh nói riêng và tất cả các lĩnh vực khác. Các bạn học sinh nên trang bị có biết và có kế hoạch để rèn luyện hình thành kỹ năng này để học tập tốt và làm việc hiệu quả sau này.
3.1. Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
Với tính chất công việc liên quan tới quản lý và vận hành một tổ chức với nhiều nhân sự và đầu việc, bạn cần phải thường xuyên giao tiếp và thuyết trình. Vì vậy, bạn cần biết cách truyền đạt hiệu quả, ngắn gọn, súc tích các ý tưởng, quan điểm của bản thân bằng lời nói.
Nếu bạn là một người sợ đám đông hoặc kỹ năng giao tiếp chưa tốt, bạn nên rèn luyện ngay trong quá trình học tập tại giảng đường đại học. Vì đây là môi trường sẵn sàng chấp nhận cho những hạn chế của bạn, nhưng môi trường làm việc chuyên nghiệp thì không hẳn.
Hiện nay, bạn có thể tìm thấy nhiều phương pháp hướng dẫn cách thuyết trình và giao tiếp tốt trên internet, từ sách vở hay ở nhiều khóa học. Điều quan trọng đó là: bạn cần sẵn sàng bắt tay vào tập luyện và tự tin vào bản thân, quyết tập rèn luyện kỹ năng này. Bạn có thể chưa trở thành một nhà lãnh đạo thương thuyết hay, đàm phán giỏi, nhưng bạn chắc chắn sẽ cảm thấy tự tin để nêu lên quan điểm của bản thân và trở thành người giao tiếp tốt được nhiều người yêu quý.
3.2. Kỹ năng quản lý thời gian
Bạn nên học cách quản lý thời gian để tối ưu và cân bằng giữa các hoạt động học tập, nghỉ ngơi, giải trí và phát triển bản thân. Quản lý thời gian thực sự rất quan trọng nhưng chưa nhiều bạn trẻ quan tâm và thực sự chú tâm kỹ năng này.
Bạn có thể tham khảo phương pháp quản lý thời gian Batching” (làm theo nhóm) và “Blocking” (chia khối thời gian) để tối ưu hóa thời gian, tăng độ tập trung và nâng cao năng suất học tập và làm việc.
3.3. Kỹ năng sử dụng tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Sử dụng thành thạo tiếng Anh giúp các bạn sinh viên tự tin giao tiếp và truyền tải đúng về quan điểm với nhiều bạn bè, đối tác khắp năm châu mà không cần lệ thuộc vào người phiên dịch hay công cụ hỗ trợ; tiếp cận nhiều nguồn thông tin, tài liệu, nghiên cứu có chiều sâu để phát triển tư duy và góc nhìn.
Trong thế giới phẳng ngày nay, bạn muốn phát triển sử nghiệp trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh, bạn nên thành thạo tiếng Anh.
Thực tế đã chứng minh rằng không ít phụ nữ đã thể hiện khả năng quản lý rất xuất sắc trong ngành nghề này và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cụ thể những phân tích trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi: con gái nên học quản trị kinh doanh hay không?
Tổng kết
Như vậy, với câu hỏi “ngành quản trị kinh doanh yêu cầu những gì?” bạn có thể thấy rằng ngành này không chỉ đòi hỏi về năng lực đầu vào bậc đại học, mà còn yêu cầu sinh viên hình thành và phát triển nhiều tố chất quan trọng khác. Điều này sẽ giúp sinh viên tự tin với hành tranh bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, trở thành những nhân tố xuất sắc.
Hiểu được tầm quan trọng của điều này, chương trình đào tạo Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV được thiết kế để cân bằng giữa lý thuyết và thực hành thông qua những hoạt động tư vấn hướng nghiệp & cơ hội thực tập trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Đặc biệt, Chương trình Phát triển Năng lực Cá nhân và Kỹ năng Xã hội (PSG) được thiết kế “độc quyền” cho sinh viên BUV với mong muốn kiến tạo một thế hệ trẻ được phát triển toàn diện trên nhiều khía cạnh: Công việc và sự nghiệp; kỹ năng lãnh đạo và kết nối; Năng lực xã hội, văn hóa và trí tuệ cảm xúc;… Từ đó, sinh viên sẽ có một hành trang vững chắc về kiến thức, tinh thần tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán, thành thực nhiều kỹ năng mềm để làm việc hiệu quả và cảm thấy hạnh phúc trong công việc.
BUV Personal & Social Growth (PSG) Programme
Nếu bạn quan tâm tới Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV để có cơ hội làm việc tại môi trường quốc tế, hãy liên hệ chúng tôi tại các kênh dưới đây để nhận được tư vấn chi tiết nhé!
- Hotline: +84 96 662 9909
- Email: sr@buv.edu.vn
- Fanpage: British University Vietnam