Học Quản trị Kinh doanh có dễ xin việc không? Đánh giá thực tiễn thị trường lao động
Th1 18, 2024
14:51:44
Hiện nay, học Quản trị Kinh doanh nhìn chung có cơ hội việc làm khá rộng nhờ vào việc sinh viên được đào tạo kiến thức toàn diện, đa lĩnh vực để làm việc tại nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho băn khoăn sinh viên học Quản trị Kinh doanh có dễ xin việc không dựa trên các thông số thống kê thực tế, đồng thời cung cấp góc nhìn chân thực cho độc giả về ngành học này.
1. Ngành Quản trị Kinh doanh có nhiều cơ hội việc làm
Nhiều người lo lắng học quản trị kinh doanh khó xin việc do ngành này cung cấp lượng kiến thức khá rộng. Nhưng trên thực tế, ngành Quản trị Kinh doanh sở hữu cơ hội việc làm rất rộng mở. Sinh viên sau tốt nghiệp không khó để tìm được công việc phù hợp và thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, khả năng xin việc thành công phụ thuộc lớn vào chuyên môn và kỹ năng của từng sinh viên.
1.1. Tình hình xin việc thực tế của sinh viên Quản trị Kinh doanh sau tốt nghiệp
- Nhu cầu nhân sự từ thị trường lao động: Theo thống kê từ TopCV, kinh doanh bán hàng thuộc nhóm nghề nghiệp thiếu hụt nhân lực cao nhất. Đồng thời là 1 trong 3 vị trí được doanh nghiệp tuyển dụng liên tục, cùng với Marketing, Truyền thông, Quảng Cáo và IT phần mềm. Ngoài ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh, ước tính tại Việt Nam có khoảng 20 vạn doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động trong và ngoài nước (theo VnEconomy). Điều này đem đến một thị trường lao động rộng mở cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh.
- Riêng tại BUV: Thống kê thực tế tại BUV, tỷ lệ sinh viên Quản trị Kinh doanh sau tốt nghiệp có việc làm hoặc học lên cao học đạt 100% trong vòng 3 tháng. Đặc biệt, nhiều sinh viên đã sớm tìm được công việc tốt từ các tập đoàn lớn ngay từ năm 3, năm 4.
Như vậy, các số liệu thực tế trên cho thấy tỷ lệ có việc làm của sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh sau khi ra trường tìm được việc làm khá cao. Sinh viên không khó để tìm được các cơ hội việc làm tốt từ thị trường lao động năng động và liên tục mở rộng.
1.2. Các lợi thế từ ngành học giúp cử nhân Quản trị Kinh doanh dễ xin việc
- Vị trí nghề nghiệp mà ngành Quản trị Kinh doanh đào tạo đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh là nguồn động lực chính cho sự phát triển của tổ chức, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, tăng cường tính cạnh tranh, mở rộng thị trường. Do đó, các nhà lãnh đạo luôn quan tâm, dành sự ưu ái tới các vị trí đóng góp cho hoạt động kinh doanh bằng cách tuyển dụng liên tục và đề xuất mức lương hấp dẫn.
- Ngành học cung cấp kiến thức, kỹ năng tổng quan: Để thực hiện tốt vai trò quản lý, điều hành, sinh viên Quản trị Kinh doanh được đào tạo nhiều kiến thức tổng quan như: tài chính, truyền thông marketing, nhân sự,… Nhờ vậy, người học có cái nhìn tổng quát và hiểu về cách thức vận hành của doanh nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu mà doanh nghiệp cần.
- Sinh viên có thể làm việc tại hầu hết các phòng ban, loại hình doanh nghiệp: Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, sinh viên có thể đảm nhiệm vị trí kinh doanh trong nhiều loại hình tổ chức kinh doanh, tập đoàn kinh tế, cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận,… Trải qua quá trình tích lũy kiến thức, sinh viên thăng tiến lên các vị trí cao như phó, trưởng các bộ phận chức năng, giám đốc. Đặc biệt, những sinh viên theo học chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế sẽ có cơ hội mở rộng sự nghiệp tại thị trường quốc tế hoặc làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia.
2. Cử nhân Quản trị Kinh doanh vẫn có tỷ lệ thất nghiệp
Mặc dù Quản trị Kinh doanh thuộc nhóm ngành học dễ xin việc nhất nhưng vẫn có một bộ phận sinh viên ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:
Nguyên nhân khách quan:
- Ngành nghề cạnh tranh khốc liệt: Quản trị Kinh doanh thu hút số lượng lớn sinh viên theo học mỗi năm. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quản trị Kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của sinh viên (trên 10% hồ sơ/năm). Đồng nghĩa với việc số cử nhân ra trường trung bình mỗi năm khoảng 10.000 người. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ cạnh tranh của sinh viên Quản trị Kinh doanh sau khi ra trường cao hơn các ngành nghề khác đáng kể.
- Sự tăng cao về chất lượng nhân sự: Bối cảnh kinh tế, xã hội nhiều biến động sau đại dịch, kết hợp cùng sự phát triển vượt bậc về công nghệ, trí tuệ nhân tạo kéo theo sự thay đổi về thị trường lao động. Ngày nay, các nhà tuyển dụng tập trung vào chất lượng hơn là số lượng nhân sự. Nếu không đủ năng lực và phẩm chất, sinh viên rất khó xin việc và dễ bị đào thải khỏi thị trường lao động.
Nguyên nhân chủ quan:
- Thiếu kỹ năng, kinh nghiệm: Kỹ năng, kinh nghiệm bao gồm các kỹ năng chuyên môn về chuyên ngành, kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội và kinh nghiệm thực tập,… Thiếu một trong số các kỹ năng trên đều có thể khiến sinh viên bị đánh giá thấp trong mắt các nhà tuyển dụng.
- Thiếu sự chuẩn bị chu đáo: Nguyên nhân sinh viên thất nghiệp cũng có thể đến từ việc thiếu ý thức chuẩn bị chu đáo trong quá trình xin việc như: CV thiếu chỉn chu, không chuẩn bị trước phần phỏng vấn, không chủ động tham gia các khóa học bổ trợ chuyên môn,…
- Thiếu sự linh hoạt và thích ứng: Thị trường lao động ngày càng thay đổi, những sinh viên có tư tưởng bảo thủ, thiếu năng động sáng tạo sẽ dễ bị đánh giá thấp và bỏ lại phía sau.
- Lựa chọn môi trường đào tạo không phù hợp: Môi trường đào tạo không phù hợp cũng có thể khiến sinh viên đánh mất nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Sự không phù hợp có thể xuất phát từ một trong những yếu tố như: chất lượng giảng dạy kém hiệu quả, giảng viên trình độ thấp, cơ sở vật chất không đạt chuẩn, dịch vụ hỗ trợ sinh viên thiếu chuyên nghiệp,…
3. Sinh viên cần làm gì để luôn có cơ hội công việc tốt trong tương lai?
Để có cơ hội việc làm tốt ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên chú ý trau dồi cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường:
- Trau dồi kiến thức chuyên môn vững vàng: Hãy xác định rõ mục tiêu và tập trung vào việc học tập ngay từ năm nhất, đây chính là nền tảng chuyên môn tốt nhất phục vụ cho công việc sau này. Ngoài kiến thức trên giảng đường, sinh viên có thể kết hợp tự học và tham gia các khóa đào tạo kỹ năng về quản trị và kinh doanh.
- Rèn luyện kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ, tin học: Sinh viên Quản trị Kinh doanh có thể thi các chứng chỉ để chứng minh năng lực, đặc biệt các chứng chỉ tiếng Anh (chứng chỉ TOEIC, IELTS, TOEFL,…), chứng chỉ tin học văn phòng MOS.
- Tạo dựng mạng lưới những mối quan hệ chất lượng: Đây là một yếu tố quan trọng để phát triển sự nghiệp và mở rộng cơ hội kinh doanh sau này, đặc biệt là đối với những người có ý định khởi nghiệp. Sinh viên có thể mở rộng mối quan hệ thông qua việc tham gia câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, sự kiện của trường, lớp,…
- Liên tục cập nhật thông tin, chuẩn bị trước mọi biến động: Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên nên thường xuyên cập nhật các tin tức kinh tế, thị trường lao động để đón trước và chuẩn bị cho mọi sự thay đổi.
- Luôn giữ thái cầu tiến và kỷ luật: Song song với năng lực, các nhà tuyển dụng cũng căn cứ vào thái độ như sự cầu tiến, tính chăm chỉ, kỷ luật, khả năng lắng nghe của sinh viên để quyết định. Đây cũng là những tố chất rất cần thiết của một người làm Quản trị Kinh doanh.
- Lựa chọn địa chỉ đào tạo uy tín: Để đánh giá độ uy tín của một địa chỉ đào tạo, sinh viên quan tâm đến các tiêu chí về: chương trình học, môi trường rèn luyện, sự công nhận từ các tổ chức giáo dục, giảng viên, cơ hội thực tập, các dịch vụ hỗ trợ học viên,…
Dựa vào các tiêu chí lựa chọn phía trên, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) hiện đang là môi trường đào tạo uy tín được đông đảo phụ huynh và học sinh lựa chọn. BUV hiện là trường Đại học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt 2 chứng nhận thẩm định giá trị Đại học theo tiêu chuẩn quốc tế là QS 5 Sao và QAA. Sinh viên theo học chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế BUV sau tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân bởi Đại học Staffordshire.
Nhằm đảm bảo sinh viên Quản trị Kinh doanh nhanh chóng thích nghi khi chuyển tiếp từ trường học đến môi trường việc làm, BUV thiết kế chương trình đào tạo tập trung vào kiến thức chuyên ngành chất lượng cao, với những bài học được rút ra từ thực tiễn.
Đặc biệt, BUV còn có Chương trình Nâng cao Năng lực cá nhân & Kỹ năng xã hội (PSG), chương trình tổ chức đa dạng các hoạt động khác nhau nhằm giúp sinh viên phát triển và nâng cao năng lực trong nhiều khía cạnh: cá nhân, nghề nghiệp, học tập, xã hội – tạo hành trang vững chắc để tự tin bứt phá trong tương lai. Đồng thời, BUV còn mang đến những cơ hội thực tập ngay từ năm nhất cho sinh viên để tạo nên nền tảng vững chắc trong suốt con đường phát triển sự nghiệp của mình.
Như vậy, với thắc mắc “học quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?“, có thể khẳng định sẽ không quá khó xin việc nếu sinh viên có đủ năng lực chuyên môn, các kỹ năng cần thiết cùng tinh thần cầu tiến, nỗ lực rèn luyện. Nếu học sinh và các bậc phụ huynh có bất cứ băn khoăn nào khác, hãy liên hệ đến số hotline 096.662.9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được BUV giải đáp ngay hôm nay!