Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống
Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống
Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

Follow us

Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống
Quản trị Marketing

Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

Th7 24, 2024

Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống 01:20:09

Digital Marketing và Marketing truyền thống” là hai khái niệm quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng đến chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Digital Marketing, với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các công nghệ số, đã mở ra những cơ hội mới và cách tiếp cận sáng tạo, trong khi Marketing truyền thống vẫn giữ vững vai trò quan trọng nhờ vào sự tin cậy và sự gắn kết lâu đời với khách hàng.
Bài viết dưới đây sẽ đi sâu tìm hiểu về sự khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống, thể hiện qua các khía cạnh: kênh công cụ, chương trình đào tạo, môi trường làm việc và kỹ năng liên quan.

1. Định nghĩa về Digital Marketing và Marketing truyền thống

  • Định nghĩa Marketing truyền thống: Là phương thức tiếp thị sử dụng các kênh truyền thống để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng như: truyền hình, báo chí, radio, tờ rơi, sự kiện trực tiếp, biển quảng cáo,… 
  • Định nghĩa Digital Marketing: Là phương thức tiếp thị sử dụng các kênh kỹ thuật số trên không gian mạng (Internet) để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Một số kênh công cụ được sử dụng phổ biến như: website, mạng xã hội, email,…

2. 3 điểm chung giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

Marketing truyền thống và Digital Marketing có những điểm chung như sau:

  • Mục tiêu cuối cùng: Tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng và phát triển tệp khách hàng tiềm năng.
  • Cách thức triển khai cơ bản: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích thị trường, lập kế hoạch và thực thi chiến dịch, đo lường và tối ưu hóa.
  • Nội dung đóng vai trò then chốt: Nội dung đóng vai trò quan trọng trong cả hai phương thức Marketing.
Marketing truyền thống và Digital Marketing đều hướng tới một mục tiêu chung về việc thu hút khách hàng mục tiêu, thành công xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Marketing truyền thống và Digital Marketing đều hướng tới một mục tiêu chung về việc thu hút khách hàng mục tiêu, thành công xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

3. 7 điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống được thể hiện qua những tiêu chí cụ thể dưới đây:

Tiêu chí Digital Marketing Marketing truyền thống
Môi trường và kênh công cụ Trên môi trường Internet (website, mạng xã hội, email, công cụ tìm kiếm,…) Kênh truyền thống (TV, báo chí, radio, biển quảng cáo,…)
Chương trình đào tạo Tập trung vào các kiến thức về marketing kỹ thuật số, công nghệ, phân tích dữ liệu, kỹ năng triển khai chiến dịch marketing trên môi trường Internet, sáng tạo nội dung,… Tập trung vào các kiến thức về marketing truyền thống, lý thuyết marketing, nghiên cứu thị trường, quản lý thương hiệu,…
Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng sử dụng công cụ marketing kỹ thuật số, phân tích dữ liệu, tư duy sáng tạo, giao tiếp trực tuyến,… Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu thị trường, sản xuất nội dung, thuyết trình, quản lý dự án, giao tiếp ngoại giao,…
Thời gian đào tạo Có thể ngắn hạn (chứng chỉ, khóa học) hoặc dài hạn (cao đẳng, đại học). Thường dài hạn (đại học).
Môi trường làm việc Năng động, sáng tạo, áp lực cao, thường xuyên thay đổi. Chuyên nghiệp, ổn định.
Cơ hội nghề nghiệp Công việc liên quan đến triển khai marketing số: Chuyên viên SEO, SEM, Marketing Analyst, Content Marketing, Digital Marketing Manager,…. Chuyên viên PR, Báo chí, Chuyên viên Quảng Cáo, Chuyên viên nghiên cứu thị trường, Marketing Manager,…
Mức lương tham khảo Mức lương trung bình khoảng 12.500.000 VND/tháng, chênh lệch tuỳ vào vị trí. (Theo Vietnamsalary) Mức lương trung bình khoảng 12.000.000 VND/tháng, chênh lệch tuỳ vào vị trí. (Theo Vietnamsalary)

Độc giả có thể theo dõi chi tiết các điểm khác biệt dựa theo những tiêu chí trên như sau:

3.1. Môi trường và kênh công cụ

  • Digital Marketing: Trong quá trình theo học Digital Marketing, sinh viên sẽ được tiếp cận với các kênh thông tin và công cụ đã được số hóa trên môi trường trực tuyến như social media, website, PPC, SEM, SEO, email…  Thông qua những phương tiện, các sản phẩm, dịch vụ sẽ được tiếp cận, hiển thị đến khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.
  • Marketing truyền thống: Marketing truyền thống chủ yếu hoạt động trong môi trường ngoại tuyến thông qua những phương tiện truyền thông đại chúng như TV, báo chí, radio, biển quảng cáo, sự kiện,… để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Ưu điểm của phương thức này là đem lại trải nghiệm thực tế, có độ xác thực, tin cậy và tạo dựng hình ảnh thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, chi phí cao và khó đo lường hiệu quả.
Nếu Marketing truyền thống tập trung vào các phương tiện truyền thông đại chúng ngoại tuyến thì Digital Marketing lại tận dụng các phương tiện trên nền tảng trực tuyến 

Nếu Marketing truyền thống tập trung vào các phương tiện truyền thông đại chúng ngoại tuyến thì Digital Marketing lại tận dụng các phương tiện trên nền tảng trực tuyến

3.2. Chương trình đào tạo

  • Digital Marketing: Chương trình đào tạo tập trung vào việc mở rộng kiến thức về khía cạnh Digital Marketing: cách thức sử dụng công cụ marketing kỹ thuật số thành thạo, phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả chiến dịch, tư duy sáng tạo và sản xuất nội dung thu hút, giao tiếp trực tuyến hiệu quả,…

Ví dụ, sinh viên sẽ học các kiến thức về: Marketing truyền thông xã hội, Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm, Internet và ứng dụng trong kinh doanh, Tổng quan về biên tập web,…

  • Marketing truyền thống: Chương trình giảng dạy của Marketing truyền thống tập trung vào việc thấu hiểu hành vi khách hàng, lên kế hoạch chiến lược quảng bá sản phẩm, thương hiệu qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Ví dụ, sinh viên sẽ học các kiến thức về: Marketing dịch vụ, Hành vi khách hàng, Nghiên cứu marketing, Quản trị Marketing, Quản trị thương hiệu,…

>>> Tìm hiểu thêm: Ngành Digital Marketing học những môn gì?

3.3. Kỹ năng

  • Digital Marketing: Theo học ngành Digital Marketing, sinh viên sẽ được trau dồi các kỹ năng nghiên cứu, lên kế hoạch, phân tích dữ liệu, đo lường, đánh giá kết quả nghiên cứu,… sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật số như SEO/SEM, email marketing, social media hoặc ứng dụng AI vào marketing…
  • Marketing truyền thống: Sinh viên học Marketing truyền thống được rèn luyện những kỹ năng khảo sát thị trường, lên kế hoạch, quản lý thương hiệu, quản lý dự án, kỹ năng giao tiếp,… trong quá trình triển khai chiến lược marketing nhằm nâng cao khả năng sử dụng các  truyền thông đại chúng hiệu quả để tiếp cận đến khách hàng mục tiêu,…
Sinh viên theo học Marketing truyền thống có khả năng thấu hiểu hành vi, tâm lý khách hàng để đưa ra mục tiêu và chiến lược marketing hiệu quả 

Sinh viên theo học Marketing truyền thống có khả năng thấu hiểu hành vi, tâm lý khách hàng để đưa ra mục tiêu và chiến lược marketing hiệu quả

3.4. Thời gian đào tạo

  • Digital Marketing: Theo học Digital Marketing, người học có thể lựa chọn tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào nhu cầu và thời gian cá nhân. Với chương trình đào tạo ngắn hạn, ví dụ tiêu biểu là các khóa học của Google hay LinkedIn kéo dài từ 10 – 24 videos. Với chương trình dài hạn, người học có thể tham khảo là những chương trình được cung cấp bởi các trường đại học thường kéo dài khoảng 3 đến 4 năm.
  • Marketing truyền thống: Các chương trình Marketing truyền thống thường là những chương trình đào tạo dài hạn được xây dựng bởi các cơ sở giáo dục, các trường đại học.Thông thường, một chương trình Marketing tiêu chuẩn sẽ kéo dài trong 3 đến 4 năm học.

3.5. Môi trường làm việc 

  • Digital Marketing: Digital Marketing làm việc chủ yếu trên các kênh trực tuyến vì vậy có tính linh hoạt, đề cao sự sáng tạo, bắt kịp sự đổi mới, xu hướng và sự cải tiến của công nghệ. Do đó, môi trường làm việc của Digital marketing liên tục thay đổi, khối lượng công việc lớn nên áp lực cao, đòi hỏi sự giám sát thường xuyên.
  • Marketing truyền thống: Marketing truyền thống làm việc trên các kênh ngoại tuyến là chủ yếu nên có sự ổn định, ít thay đổi. Tuy nhiên, môi trường làm việc của Marketing truyền thống đòi hỏi người học phải có nền tảng kiến thức và những kỹ năng chuyên môn vững chắc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, do không có nhiều sự thay đổi nên Marketing truyền thống đòi hỏi sự nắm bắt tâm lý và thiết kế các trải nghiệm mới nhằm nuôi dưỡng sự hứng thú và mối quan hệ với khách hàng, duy trì sự yêu thích với thương hiệu.

3.6. Cơ hội nghề nghiệp

  • Digital Marketing: Sau khi tốt nghiệp , sinh viên có thể tận dụng xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành học để đảm nhận các công việc trong một số vị trí như: Chuyên viên phân tích chiến dịch Marketing, Chuyên viên SEO, Chuyên viên truyền thông xã hội, Content marketing,… Vai trò của Digital Marketing là then chốt trong việc kết nối thương hiệu với khách hàng, gia tăng doanh số và tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị trong môi trường số.
  • Marketing truyền thống: Sau khi hoàn thành chương trình học theo hướng Marketing truyền thống, sinh viên có thể tự tin đảm nhận các vị trí như: Chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên truyền thông marketing, chuyên viên hoạch định chiến lược,…

3.7. Mức lương tham khảo

  • Digital Marketing: Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Digital Marketing phụ thuộc vào từng vị trí và số năm kinh nghiệm. Theo Vietnamsalary, mức lương triển vọng của Digital Marketing theo kinh nghiệm cụ thể như sau:
    • Lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp: Từ 5.000.000 VND/tháng.
    • Mức lương cho nhân sự có dưới 1 năm kinh nghiệm: Trung bình khoảng 11.500.000 VND/tháng.
    • Mức lương cho nhân sự có từ 1 – 4 năm kinh nghiệm: Trung bình khoảng 12.300.000 VND/tháng.
    • Mức lương cho nhân sự có từ 5 – 9 năm kinh nghiệm: Trung bình khoảng 17.400.000 VND/tháng.
    • Mức lương cao nhất dành cho các vị trí quản lý cấp cao khoảng 46.000.000 VND/tháng.
  • Marketing truyền thống: Mức lương của sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học Marketing phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí mà sinh viên đảm nhận. Theo Vietnamsalary, với vị trí của một chuyên viên Marketing, sinh viên sẽ nhận mức lương triển vọng theo kinh nghiệm như sau:
    • Lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp: Từ 4.000.000 VND/tháng.
    • Mức lương cho nhân sự có dưới 1 năm kinh nghiệm: Trung bình khoảng 8.300.000 VND/tháng.
    • Mức lương cho nhân sự có từ 1 – 4 năm kinh nghiệm: Trung bình khoảng 12.400.000 VND/tháng.
    • Mức lương cho nhân sự có từ 5 – 9 năm kinh nghiệm: Trung bình khoảng 14.900.000 VND/tháng.
    • Mức lương cao nhất dành cho các vị trí quản lý cấp cao khoảng 40.000.000 VND/tháng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Digital Marketing có cơ hội nhận mức lương triển vọng và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Digital Marketing có cơ hội nhận mức lương triển vọng và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

4. Ưu, nhược điểm của Digital Marketing và Marketing truyển thống

Để lựa chọn chiến lược tiếp thị phù hợp, việc hiểu rõ ưu và nhược điểm của Digital Marketing và Marketing truyền thống là rất quan trọng. Dưới đây là so sánh giữa hai phương thức này:

Digital Marketing Marketing truyền thống
Ưu điểm
  • Tiếp cận rộng rãi: Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng toàn cầu một cách dễ dàng.
  • Tương tác trực tiếp: Cho phép tương tác ngay lập tức với khách hàng thông qua các kênh mạng xã hội, email, hoặc website.
  • Tối ưu chi phí: Tiết kiệm hơn so với marketing truyền thống, đặc biệt khi có thể nhắm mục tiêu cụ thể.
  • Đo lường hiệu quả: Có thể theo dõi, phân tích chi tiết kết quả chiến dịch qua các công cụ phân tích.
  • Tốc độ lan truyền nhanh: Nội dung có thể nhanh chóng được chia sẻ và lan tỏa
  • Độ tin cậy cao: Quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình thường được xem là uy tín hơn.
  • Tiếp cận đối tượng ít dùng công nghệ: Phù hợp với những khách hàng không sử dụng internet hoặc không tiếp cận với các kênh kỹ thuật số.
  • Tạo cảm giác trực quan: Sản phẩm có thể được trải nghiệm trực tiếp qua cửa hàng, triển lãm, hoặc sự kiện.
Nhược điểm
  • Cạnh tranh cao: Mức độ cạnh tranh lớn, đòi hỏi sự sáng tạo và nỗ lực để nổi bật.
  • Phụ thuộc công nghệ: Yêu cầu hiểu biết về công nghệ và liên tục cập nhật các xu hướng mới.
  • Rủi ro bảo mật: Dễ bị tấn công mạng hoặc lộ thông tin cá nhân.
  • Thông điệp dễ bị bỏ qua: Người dùng có thể bỏ qua quảng cáo nếu không đủ hấp dẫn.
  • Chi phí cao: Quảng cáo trên TV, báo chí, tạp chí thường tốn kém và khó điều chỉnh theo ngân sách nhỏ.
  • Khó đo lường hiệu quả: Khó theo dõi chính xác lượng khách hàng tiềm năng từ các chiến dịch này.
  • Tiếp cận hạn chế: Thường chỉ tiếp cận được trong khu vực địa lý nhất định và bị giới hạn thời gian.
  • Thiếu tương tác: Không có sự tương tác tức thì với khách hàng như digital marketing.

5. Nên học Marketing Truyền thống hay Digital Marketing

5.1. Trường hợp nên lựa chọn học Digital Marketing

Ngành Digital Marketing hiện nay là một trong những ngành học thu hút đông đảo sự quan tâm từ các sinh viên. Một số lợi ích và lưu ý khi lựa chọn ngành học mà sinh viên nên cân nhắc như sau:

Lợi ích khi lựa chọn Những lưu ý khi lựa chọn
Cơ hội được thỏa sức sáng tạo trong môi trường số, chuyên nghiệp và hiện đại;

Xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng về chuyển đổi số;

Phát triển kỹ năng phân tích, nghiên cứu các dữ liệu thị trường;

Cơ hội làm việc rộng mở với nhu cầu nguồn nhân lực cao.

Yêu cầu kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao;

Nhu cầu lớn tương đương với áp lực cạnh tranh lớn;

Cần luôn thay đổi, cập nhật theo xu hướng thị trường và công nghệ thay đổi, phát triển liên tục.

Sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành Digital Marketing khi sở hữu những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Người năng động, có khả năng nắm bắt xu hướng với tư duy sáng tạo, đổi mới;
  • Người có niềm yêu thích với các công việc liên quan đến Marketing và có đam mê với chuyển đổi số;
  • Khả năng thu thập, nghiên cứu và xử lý dữ liệu;
  • Nhanh nhạy với thị trường, công nghệ;

>>> Nếu độc giả muốn tìm hiểu chi tiết hơn về chuyên ngành, công việc tương lai, có thể tham khảo bài viết “Học ngành Digital Marketing ra làm gì?”

Nhạy bén với thị trường, khả năng nắm bắt tốt các xu hướng mới là điểm phù hợp để sinh viên lựa chọn ngành Digital Marketing

Nhạy bén với thị trường, khả năng nắm bắt tốt các xu hướng mới là điểm phù hợp để sinh viên lựa chọn ngành Digital Marketing

5.2. Trường hợp nên lựa chọn học Marketing truyền thống

Marketing truyền thống tập trung nhiều vào các hoạt động sáng tạo, phân phối và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng qua quá trình nghiên cứu thị trường, quảng cáo thương hiệu chủ yếu là qua các kênh truyền thông đại chúng.

Dưới đây là một số lợi ích và lưu ý khi lựa chọn ngành học mà sinh viên nên cân nhắc:

Lợi ích khi lựa chọn Những lưu ý khi lựa chọn
Cơ hội nghề nghiệp mở rộng với các vị trí chuyên viên tại phòng ban Marketing;

Phát triển khả năng sáng tạo, thuyết trình;

Có được kiến thức chuyên sâu về Marketing;

Được làm việc trong môi trường linh hoạt.

Khó khăn thăng tiến nếu không có kỹ năng và kiến thức chuyên môn tốt;

Áp lực căng thẳng, cạnh tranh gay gắt khi cần đổi mới trong thời kỳ số hóa;

Yêu cầu cao về năng lực, không ngừng đổi mới, nhạy bén với thị trường.

Với ngành Marketing, sinh viên lựa chọn theo học nên có một số kỹ năng, đặc điểm phù hợp với ngành học dưới đây:

  • Tư duy sáng tạo, nhanh nhạy.
  • Khả năng truyền đạt và trình bày tốt.
  • Có khả năng lên ý tưởng, sản xuất nội dung bằng nhiều hình thức khác nhau.
  • Nhạy bén trước sự biến đổi của thị trường.
Khả năng truyền đạt tốt cùng tư duy sáng tạo, nhạy bén là một trong những đặc điểm nổi bật cần có khi học Marketing

Khả năng truyền đạt tốt cùng tư duy sáng tạo, nhạy bén là một trong những đặc điểm nổi bật cần có khi học Marketing

Hiện nay, sinh viên có thể tham khảo và lựa chọn theo học Chương trình Cử nhân Digital & Social Media Marketing tại BUV để có cơ hội tiếp cận với nền kiến thức toàn cầu trong lĩnh vực Marketing. Chương trình học được thiết kế theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được chứng nhận bởi QAA và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe của Học viện Marketing Chartered về cả mặt chuyên môn lẫn học thuật.

Khi theo học chương trình Quản trị Marketing tại BUV, sinh viên cũng sẽ có cơ hội được trang bị các kỹ năng quan trọng trong việc sử dụng bộ công cụ marketing số, có khả năng triển khai kế hoạch Marketing số. Đồng thời, sinh viên cũng được đào tạo đầy đủ những kiến thức quan trọng trong Marketing từ việc thấu hiểu hành vi khách hàng đến xây dựng chiến lược phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Dưới đây là một số chia sẻ từ những sinh viên theo học chương trình Quản trị Marketing của BUV:

Chia sẻ từ bạn Đỗ Hoàng Anh – Sinh viên khóa Quản trị Marketing 1810

Chia sẻ từ bạn Đỗ Hoàng Anh - Sinh viên khóa Quản trị Marketing 1810

Chia sẻ từ bạn Nguyễn Thúy Quỳnh – Sinh viên khóa Quản trị Marketing 1910

Chia sẻ từ bạn Nguyễn Thúy Quỳnh - Sinh viên khóa Quản trị Marketing 1910

Với chương trình đào tạo chất lượng cùng sự giảng dạy chuyên sâu từ các giảng viên uy tín, chương trình Cử nhân (Danh dự) Quản trị Marketing của BUV có tỷ lệ tốt nghiệp lên tới 93.67% giúp các bạn sinh viên mở ra những cơ hội việc làm đa dạng.

Lựa chọn Chương trình Cử nhân Quản trị Marketing tại BUV chính là cơ hội để các bạn trẻ tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao, chuẩn quốc tế, phát triển bản thân toàn diện và gặt hái thành công trong tương lai.

Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết những thông tin liên quan đến hai ngành học Digital Marketing và Marketing truyền thống nhằm giúp các sĩ tử có thêm hiểu biết, phân biệt sự khác nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc, phụ huynh và em học sinh có thể liên hệ đến số hotline 0247 7700 909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được BUV hỗ trợ nhanh chóng!

Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biếnXem thêm
Digital Marketing bao gồm những gì? 9 hình thức và các chỉ số đo lường phổ biến

Th11 04, 2024

Digital Marketing bao gồm những gì? 9 hình thức và các chỉ số đo lường phổ biến

Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là quá trình quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu. Vậy cụ thể, Digital Marketing bao gồm những gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá 9 hình […]

Tại sao nên chọn ngành Digital Marketing? 7 giá trị nổi bật của ngành

Th11 04, 2024

Tại sao nên chọn ngành Digital Marketing? 7 giá trị nổi bật của ngành

Tại sao lại chọn ngành Digital Marketing là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ đặt ra trước ngưỡng cửa tốt nghiệp và lựa chọn ngành học. Trong một thế giới thông tin được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, việc thu hút sự chú ý của khách hàng trở nên khó khăn hơn […]

Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến

Th9 11, 2024

Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến

Digital marketing học những môn gì? là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang muốn theo học Marketing thường xuyên tìm kiếm. Hiện nay, các bộ môn thuộc ngành Digital Marketing được thiết kế kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giúp nâng cao toàn diện cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm cho […]

6+ Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Th9 10, 2024

6+ Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Thời đại 4.0 với sự bùng nổ của Internet và các thiết bị thông minh đã thay đổi hoàn toàn cách thức con người tiếp cận thông tin, giải trí và mua sắm. Trong bối cảnh đó, vai trò của Digital Marketing đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Vậy cụ […]

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọn

Th9 03, 2024

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọn

Hiện nay có 2 chương trình đào tạo Digital Marketing phổ biến: Chương trình đào tạo ngành Digital Marketing chính quy và chương trình đào tạo Digital Marketing ngắn hạn. Vậy chi tiết về 2 chương trình này ra sao và đâu là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn? Cùng tiếp tục theo […]

15 vị trí trong ngành Digital Marketing phân theo nhiệm vụ công việc

Th8 27, 2024

15 vị trí trong ngành Digital Marketing phân theo nhiệm vụ công việc

Ngành Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, mang đến môi trường làm việc năng động, sáng tạo và thu nhập hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn về các vị trí trong ngành Digital Marketing, đi kèm những kỹ năng và […]

Hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing

Th8 09, 2024

Hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của khái niệm Quản trị Marketing và Marketing, phạm vi và cơ hội nghề nghiệp. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và định hướng phát triển trong tương lai. 1. […]

7 thông tin chi tiết về xét học bạ ngành Digital Marketing sĩ tử cần biết

Th8 09, 2024

7 thông tin chi tiết về xét học bạ ngành Digital Marketing sĩ tử cần biết

Nhiều trường Đại học/Cao đẳng hiện nay đang áp dụng phương thức xét học bạ ngành Digital Marketing, tạo điều kiện cho thí sinh có học lực tốt theo đuổi đam mê mà không cần lo lắng về điểm thi. Với sức nóng của mùa tuyển sinh sắp tới, đặc biệt là sự hấp dẫn […]

[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

Th7 19, 2024

[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

Theo Báo cáo Thị trường Quảng cáo Kỹ thuật số Việt Nam 2024: Vào đầu năm 2024, Việt Nam có 78,44 triệu người dùng Internet; 72,70 triệu người dùng mạng xã hội và 168,5 triệu kết nối di động đang hoạt động. Những con số này cho thấy sự bùng nổ của các kênh số […]

Phân biệt Quản trị Marketing và Truyền thông Marketing

Th7 19, 2024

Phân biệt Quản trị Marketing và Truyền thông Marketing

Quản trị marketing và Truyền thông marketing là hai khái niệm khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Trong đó, Quản trị Marketing đi sâu vào việc lên chiến lược và quản lý, bao gồm cả hoạt động Truyền thông Marketing. Bên cạnh đó, Truyền thông Marketing […]

DMCA.com Protection Status