Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến
Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến
Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến

Follow us

Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến
Quản trị Marketing

Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến

Th9 11, 2024

Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến 01:51:30

Digital marketing học những môn gì? là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang muốn theo học Marketing thường xuyên tìm kiếm. Hiện nay, các bộ môn thuộc ngành Digital Marketing được thiết kế kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giúp nâng cao toàn diện cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm cho các bạn sinh viên. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết 17+ môn học thường gặp trong chương trình đào tạo Digital Marketing của các trường Đại học hiện nay, độc giả có thể tham khảo. 

Digital Marketing hay Tiếp thị số là việc sử dụng các công cụ và nền tảng kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu. Thay vì các phương pháp tiếp thị truyền thống như truyền hình, báo chí, radio, Digital Marketing tập trung vào việc tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các kênh online.

1. 7 môn học cơ sở phổ biến trong ngành Digital Marketing

Môn học và lộ trình học cụ thể sẽ phụ thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường Đại học. Sĩ tử có thể tra cứu vấn đề này trên website của các trường để nhận thông tin chi tiết. Một số môn học phổ biến thuộc ngành Digital Marketing có thể kể đến như:

Môn học Nội dung đào tạo Mục tiêu đào tạo
Nguyên lý Marketing (Marketing căn bản) Các khái niệm cơ bản về marketing, phân tích thị trường, chiến lược marketing mix (4P),… Hiểu rõ quá trình marketing, xây dựng nền tảng kiến thức về marketing.
Hành vi tổ chức Hành vi của con người trong tổ chức, văn hóa doanh nghiệp. Hiểu rõ cách thức hoạt động của tổ chức, ứng xử trong môi trường làm việc.
Khởi sự doanh nghiệp Quy trình khởi nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Trang bị kiến thức để tự khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp.
Quản trị học Nguyên lý quản trị và nền tảng về quản lý và điều hành tổ chức, doanh nghiệp Hiểu rõ quá trình quản lý, rèn luyện kỹ năng quản lý.
Quản trị nguồn nhân lực Quản lý và phát triển nhân sự trong tổ chức Biết cách quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp Các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp: Huy động vốn; sử dụng, phân bổ nguồn vốn và kiểm soát, theo dõi, đánh giá hoạt động tài chính. Biết cách quản lý tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin quản lý Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Biết cách sử dụng công nghệ để hỗ trợ quá trình quản lý và cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Bộ 7 môn học nền tảng ngành Marketing

Bộ 7 môn học nền tảng mà các học viên khối ngành Marketing nói chung cần tích lũy

2. 10 môn học chuyên ngành Digital Marketing

Những môn học chuyên ngành tập trung cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên sâu thuộc lĩnh vực Digital Marketing. Những môn học này thường được các trường Đại học sắp xếp lộ trình vào năm 3, năm 4. Dưới đây là thông tin về một số môn học cụ thể. 

2.1. Quản trị Marketing

Môn học Quản trị Marketing được giảng dạy dưới góc nhìn của một nhà quản trị đối với toàn bộ hoạt động marketing của một doanh nghiệp, tổ chức. Nội dung môn học sẽ nghiên cứu về các vấn đề như: Làm thế nào để hoạch định kế hoạch marketing? Tổ chức thực hiện các hoạt động marketing như thế nào? Các bước cần thực hiện ra sao?,v.v.

Mục tiêu của môn học: Sinh viên sẽ hiểu rõ/nắm chắc:

  • Quy trình tiến hành hoạch định chiến lược marketing
  • Quá trình nghiên cứu marketing, các hệ thống trợ giúp ra quyết định, các phương pháp đo lường và dự báo nhu cầu thị trường
  • Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô (như kinh tế, xã hội, chính trị) đến hoạt động của doanh nghiệp; đặc điểm, hành vi mua của các nhóm khách hàng 
  • Cách thức các nhà quản trị đánh giá, lựa chọn thị trường mục tiêu mục tiêu phù hợp với chiến lược marketing của doanh nghiệp;
  • Quy trình xây dựng chiến lược định vị, nghiên cứu chiến lược marketing của doanh nghiệp trên từng vị thế khác nhau
  • Cấu trúc, hoạt động và hình thức tổ chức kênh phân phối, các quyết định quản lý kênh phân phối
  • v.v.

2.2. Hành vi khách hàng

Môn học “Hành vi khách hàng” nghiên cứu về tâm lý cá nhân, niềm tin cốt yếu, những giá trị, phong tục tập quán có ảnh hưởng đến hành vi con người, hành vi nhóm trong quá trình mua sắm tiêu dùng. Mục đích cuối cùng của môn học là tìm hiểu xem khách hàng đang mua sắm như thế nào, tại sao họ lại mua hoặc không mua các sản phẩm, dịch vụ, từ đó đưa ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả. 

Mục tiêu của môn học: Sinh viên hiểu rõ/nắm chắc:

  • Các yếu tố quan trọng tác động đến hành vi khách hàng
  • Bản chất và các yếu tố tác động đến sự nhận biết nhu cầu của khách hàng
  • Các chiến lược marketing có thể sử dụng để kích hoạt sự nhận biết nhu cầu
  • Các loại nguồn thông tin người tiêu dùng tìm kiếm, cách phát triển chiến lược marketing phù hợp với từng kiểu hành vi tìm kiếm thông tin khác nhau
  • Những tác động tình huống bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng
  • Tâm lý khách hàng sau khi mua sắm, bản chất của hành vi mua sắm lặp lại
  • v.v.
Bộ môn Nghiên cứu hành vi khách hàng

Bộ môn Nghiên cứu hành vi khách hàng giúp sinh viên thấu hiểu tâm lý khách hàng mục tiêu

2.3. Quản trị thương hiệu

Môn học giới thiệu tổng quan về khái niệm thương hiệu và công tác quản trị thương hiệu. Sinh viên được trang bị kiến thức và tiếp cận với các hoạt động về xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, phát triển và khai thác thương hiệu. Thông qua chương trình học, học viên tự tin đề xuất và thiết kế chiến lược quản trị thương hiệu cho các tổ chức, doanh nghiệp cụ thể.

Mục tiêu của môn học: Sinh viên hiểu rõ/nắm chắc

  • Kiến thức tổng quan về thương hiệu như các quan điểm về thương hiệu, mối quan hệ giữa sản phẩm – nhãn hiệu – thương hiệu,…
  • Các mô hình xây dựng thương hiệu
  • Chiến lược marketing hỗn hợp cho thương hiệu để xây dựng và quản lý thương hiệu
  • Hiểu rõ về các khía cạnh pháp lý liên quan đến thương hiệu như quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ thương hiệu và các vấn đề pháp lý liên quan 
  • Khả năng phân tích, hiện thức hóa quy trình xây dựng và quảng bá thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp
  • v.v.

2.4. Marketing quốc tế (Marketing toàn cầu)

Marketing quốc tế (hay Marketing toàn cầu) là ngành nghiên cứu chiến lược và thực hành về việc tiếp thị sản phẩm và dịch vụ ra thị trường quốc tế. Khác với marketing nội địa, marketing quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều yếu tố phức tạp hơn, như: khác biệt về văn hóa, pháp lý, kinh tế, chính trị,…

Mục tiêu của môn học: Sinh viên hiểu rõ/nắm chắc

  • Bản chất hoạt động marketing quốc tế, phân biệt marketing quốc tế với marketing nội địa trong bối cảnh toàn cầu hóa
  • Những thay đổi của môi trường marketing quốc tế và tác động của chúng lên quá trình kinh doanh của công ty
  • Cách xây dựng chiến lược nghiên cứu marketing; phân đoạn, lựa chọn thị trường; định vị thị trường quốc tế
  • Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế cùng các chính sách quan trọng khác
  • Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến lược marketing quốc tế
  • v.v.
Quá trình thực hiện chiến dịch Marketing ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phụ thuộc vào quy mô của chiến dịch 

Quá trình thực hiện chiến dịch Marketing ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phụ thuộc vào quy mô của chiến dịch

2.5. Truyền thông Marketing tích hợp

Truyền thông Marketing Tích hợp (Integrated Marketing Communications – IMC) là một môn học tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích và áp dụng các chiến lược truyền thông nhằm truyền tải một thông điệp rõ ràng, nhất quán và hiệu quả về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến khách hàng mục tiêu.

Cụm từ “tích hợp” trong học phần chủ yếu đề cập đến 3 khía cạnh: 

  • Tích hợp công cụ và kênh truyền thông marketing: Khả năng kết hợp các công cụ, quảng cáo marketing khác nhau như quảng cáo truyền thống, quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising), PR, Google Search Ads, Social Media Marketing,…
  • Tích hợp thông điệp truyền tải: Các hình ảnh, nội dung công ty truyền thông đến khách hàng có điểm tương đồng thống nhất cả về hình thức lẫn yếu tố cảm xúc.
  • Tích hợp thời gian: Khách hàng có thể tiếp cận thông điệp ở nhiều khoảng thời gian khác nhau, bất cứ khi nào người tiêu dùng tìm kiếm hoặc sẵn sàng mua.

Mục tiêu của môn học: Sinh viên hiểu rõ/nắm chắc

  • Các kiến thức căn bản của truyền thông marketing, áp dụng được tiến trình lập kế hoạch marketing
  • Các nguyên tắc tích hợp truyền thông để tạo ra một chiến lược truyền thông đồng bộ và hiệu quả
  • Phát triển các chương trình truyền thông riêng lẻ theo kế hoạch chiến dịch marketing
  • Kỹ năng sử dụng một số phần mềm xử lý hình ảnh, âm thanh căn bản trong hoạt động truyền thông
  • Kỹ năng phân tích, đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch truyền thông marketing 
  • v.v.

>>> Tìm hiểu thêm về: Sự khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống để hiểu rõ hơn về các môn học cụ thể trong lĩnh vực Digital Marketing và cách chúng kết nối với các phương pháp truyền thống.

2.6. Lập chiến lược và kế hoạch Marketing thời đại số

Học phần cung cấp nền tảng kiến thức về công tác hoạch định, quản trị kế hoạch marketing trong thời đại số cho các doanh nghiệp, tổ chức. Quá trình xây dựng kế hoạch trong môn học lần lượt trải qua các giai đoạn từ vạch ra mục tiêu, tổ chức thực hiện, kiểm soát chất lượng cho đến đánh giá kết quả,…

Mục tiêu của môn học: Sinh viên hiểu rõ/nắm chắc

  • Tư duy chiến lược trong việc định hình, điều chỉnh kế hoạch marketing theo yêu cầu của thị trường, phân tích đối thủ và phản hồi từ khách hàng
  • Các công cụ hỗ trợ trong việc phân tích dữ liệu, dự báo thị trường
  • Kỹ năng quản trị kế hoạch, quản lý thời gian
  • v.v.
kỹ năng trọng tâm về lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực Digital Marketing 

Môn học cung cấp kiến thức, kỹ năng trọng tâm về lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực Digital Marketing

2.7. Quản trị quan hệ khách hàng

Quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM) tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa mối quan hệ với khách hàng. Các khía cạnh chính của CRM bao gồm: nghiên cứu về giá trị cốt lõi của khách hàng, trải nghiệm khách hàng, danh mục khách hàng, vòng đời khách hàng, dữ liệu khách hàng và chiến lược quản trị khách hàng. Nội dung đào tạo của môn học nhấn mạnh vào tầm quan trọng của CRM, đem đến góc nhìn toàn diện về khách hàng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vai trò của Digital Marketing qua môn học này là làm thỏa mãn khách hàng thông qua quá trình định hướng, tổ chức phân đoạn, thực hiện kế hoạch marketing.

Mục tiêu của môn học: Sinh viên hiểu rõ/nắm chắc

  • Các khái niệm quan trọng trong CRM
  • Phương thức đánh giá giá trị khách hàng, quản lý danh mục khách hàng thông minh
  • Cách thực hiện tiến trình nhận dạng, thu thập, quản lý, khai thác dữ liệu khách hàng cho mục đích CRM
  • Nguyên tắc phục vụ khách hàng của CRM
  • Kỹ năng sử dụng các công cụ trong CRM tác nghiệp
  • v.v.

2.8. Marketing công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM)

Nội dung đào tạo của môn “Marketing công cụ tìm kiếm” chủ yếu tập trung vào việc phát triển kiến thức, kỹ năng về SEO (Search Engine Optimization) và PPC (Pay – per – click). Học viên được học cách tối ưu hóa nội dung website để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, quản lý chiến dịch quảng cáo trực tuyến, phân tích dữ liệu từ các công cụ như Google Analytics.

Mục tiêu của môn học: Sinh viên hiểu rõ/nắm chắc

  • Cách thức làm việc, hoạt động của bộ máy tìm kiếm, chính sách của các công cụ tìm kiếm khác nhau
  • Hành vi, hoạt động của người dùng khi tìm kiếm trên các công cụ
  • Quy trình khởi tạo, thực hiện một chương trình marketing tìm kiếm
  • Kiến thức tổng quan về SEO, PPC,…
  • v.v.
Sinh viên tìm kiếm cơ hội vận dụng kiến thức thông qua các kỳ thực tập, làm thêm 

Sinh viên tìm kiếm cơ hội vận dụng kiến thức thông qua các kỳ thực tập, làm thêm

2.9. Truyền thông mạng xã hội

Nội dung đào tạo môn học đi sâu vào các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram, Zalo, TikTok,.. trong chiến lược tiếp thị và tiếp cận khách hàng. Ngoài cung cấp kiến thức lý thuyết về các nền tảng này, học phần cũng đưa ra các phương thức xây dựng, quản lý nội dung, kỹ năng tương tác, xử lý khủng hoảng truyền thông, tạo dựng cộng đồng trực tuyến, v.v phù hợp với từng loại kênh. 

Mục tiêu của môn học: Sinh viên hiểu rõ/nắm chắc

  • Kiến thức tổng quan về một số nền tảng mạng xã hội chính tại Việt Nam
  • Cách thức nghiên cứu, tiếp cận khách hàng đúng chuẩn “insight” và các giải pháp tiếp thị thông minh cho các kênh chuyên biệt
  • Các chính sách quảng cáo và chính sách cộng đồng do nền tảng quy định
  • Kỹ năng tạo dựng, quản lý, mở rộng đa dạng tệp khách hàng cho doanh nghiệp
  • v.v.

2.10. Phân tích dữ liệu và đo lường

Học phần nghiên cứu về các phương pháp, công cụ thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như website, mạng xã hội, email. Thông qua kết quả phân tích, người làm marketing có thể xây dựng báo cáo hiệu suất cho chiến dịch; nắm bắt kịp thời phản ứng, nhu cầu của khách hàng và tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả truyền thông.

Mục tiêu của môn học: Sinh viên hiểu rõ/nắm chắc

  • Quy trình, phương pháp, công cụ phân tích dữ liệu và đo lường trong ngành Digital Marketing
  • Cách thu thập, xây dựng báo cáo hiệu suất từ nguồn dữ liệu thu nhận
  • Cách tư duy về vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải nhằm đề xuất các giải pháp hữu ích
  • v.v.

3. 7 kỹ năng sinh viên được trang bị khi học ngành Digital Marketing

Sinh viên được trang bị toàn diện các kỹ năng từ kỹ năng chuyên môn cho đến kỹ năng mềm để trở thành nhân sự giỏi trong thời đại mới.

Kỹ năng chuyên môn

  •  Kỹ năng lên chiến lược Digital Marketing
  • Hiểu biết về công nghệ, công cụ và nền tảng Digital Marketing
  • Kỹ năng viết và sáng tạo nội dung
  • Kỹ năng quản lý chiến dịch Digital Marketing

Kỹ năng mềm

  • Tư duy phân tích, sáng tạo
  • Quản lý thời gian, xử lý áp lực
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả
Khuôn viên của BUV

Khuôn viên của BUV – nơi đào tạo các khối ngành Kinh tế – Quản lý đạt chuẩn chất lượng Anh Quốc

Hiện nay, những học viên yêu thích chuyên ngành Digital Marketing có thể thử sức với chương trình đào tạo tại BUV. Digital Marketing vốn là một nhánh của Marketing nói chung. Khi lựa chọn ngành Quản trị Marketing, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về các nguyên lý của Marketing, bao gồm cả Digital Marketing. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo toàn diện, nâng cao và phát triển năng lực quản trị, lãnh đạo. Chính vì lý do này, chương trình Quản trị Marketing tại BUV vẫn đáp ứng việc cung cấp nền tảng vững chắc để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực Digital Marketing

Học viên tham khảo thêm nội dung của các môn học có tính chất tương tự trong chương trình của BUV như: 

  • Hành vi người tiêu dùng
  • Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
  • Chiến lược và kế hoạch Marketing số
  • Mạng xã hội và lập kế hoạch nội dung
  • Dữ liệu lớn và Phương pháp đo lường
  • v.v.

Về chất lượng đào tạo, Quản trị Marketing của BUV đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của Học viện Marketing Chartered (CMI) về chuyên môn và học thuật. Do đó, chương trình là sự lựa chọn hàng đầu cho các sĩ tử mong muốn theo đuổi Digital Marketing dưới hình thức đào tạo chuẩn quốc tế. Học viên sau khi tốt nghiệp nhận bằng cử nhân cấp bởi Đại học Staffordshire, đồng thời tự tin tham gia vào thị trường lao động quốc tế, thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu chi tiết 17+ môn học thường gặp của ngành Digital Marketing giúp các sĩ tử có thêm tư liệu bổ ích về ngành học. Nếu các bậc phụ huynh, học sinh quan tâm đến chương trình Cử nhân Quản trị Marketing hoặc cần tư vấn hỗ trợ thêm, có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 0247.7700.909, email sr@buv.edu.vn để được BUV tư vấn sớm nhất!

15 vị trí trong ngành Digital Marketing phân theo nhiệm vụ công việcXem thêm
6+ Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Th9 10, 2024

6+ Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Thời đại 4.0 với sự bùng nổ của Internet và các thiết bị thông minh đã thay đổi hoàn toàn cách thức con người tiếp cận thông tin, giải trí và mua sắm. Trong bối cảnh đó, vai trò của Digital Marketing đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Vậy cụ […]

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọn

Th9 03, 2024

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọn

Hiện nay có 2 chương trình đào tạo Digital Marketing phổ biến: Chương trình đào tạo ngành Digital Marketing chính quy và chương trình đào tạo Digital Marketing ngắn hạn. Vậy chi tiết về 2 chương trình này ra sao và đâu là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn? Cùng tiếp tục theo […]

15 vị trí trong ngành Digital Marketing phân theo nhiệm vụ công việc

Th8 27, 2024

15 vị trí trong ngành Digital Marketing phân theo nhiệm vụ công việc

Ngành Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, mang đến môi trường làm việc năng động, sáng tạo và thu nhập hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn về các vị trí trong ngành Digital Marketing, đi kèm những kỹ năng và […]

Hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing

Th8 09, 2024

Hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của khái niệm Quản trị Marketing và Marketing, phạm vi và cơ hội nghề nghiệp. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và định hướng phát triển trong tương lai. 1. […]

7 thông tin chi tiết về xét học bạ ngành Digital Marketing sĩ tử cần biết

Th8 09, 2024

7 thông tin chi tiết về xét học bạ ngành Digital Marketing sĩ tử cần biết

Nhiều trường Đại học/Cao đẳng hiện nay đang áp dụng phương thức xét học bạ ngành Digital Marketing, tạo điều kiện cho thí sinh có học lực tốt theo đuổi đam mê mà không cần lo lắng về điểm thi. Với sức nóng của mùa tuyển sinh sắp tới, đặc biệt là sự hấp dẫn […]

Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

Th7 24, 2024

Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

“Digital Marketing và Marketing truyền thống” là hai khái niệm quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng đến chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Digital Marketing, với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các công nghệ số, đã mở ra những cơ hội mới và cách tiếp cận sáng tạo, […]

[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

Th7 19, 2024

[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

Theo Báo cáo Thị trường Quảng cáo Kỹ thuật số Việt Nam 2024: Vào đầu năm 2024, Việt Nam có 78,44 triệu người dùng Internet; 72,70 triệu người dùng mạng xã hội và 168,5 triệu kết nối di động đang hoạt động. Những con số này cho thấy sự bùng nổ của các kênh số […]

Phân biệt Quản trị Marketing và Truyền thông Marketing

Th7 19, 2024

Phân biệt Quản trị Marketing và Truyền thông Marketing

Quản trị marketing và Truyền thông marketing là hai khái niệm khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Trong đó, Quản trị Marketing đi sâu vào việc lên chiến lược và quản lý, bao gồm cả hoạt động Truyền thông Marketing. Bên cạnh đó, Truyền thông Marketing […]

Ngành Marketing Quản trị Thương hiệu là gì? Những điều cần biết trước khi lựa chọn

Th7 17, 2024

Ngành Marketing Quản trị Thương hiệu là gì? Những điều cần biết trước khi lựa chọn

Thực chất hiện nay Marketing Quản trị Thương hiệu chưa phải là một ngành độc lập, chỉ có chuyên ngành Quản trị Thương hiệu thuộc ngành Marketing. Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu tập trung nghiên cứu chuyên sâu về quá trình xây dựng, phát triển, quản lý thương hiệu của các tổ chức. Để […]

Ngành Digital Marketing là gì? 10+ thông tin người học cần nắm được

Th4 24, 2024

Ngành Digital Marketing là gì? 10+ thông tin người học cần nắm được

Digital Marketing hay còn gọi là “Tiếp thị kỹ thuật số” là những hoạt động Marketing trên các nền tảng số để đạt được các mục tiêu marketing, truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp. Trong thời đại số hóa hiện nay, Digital Marketing đã và đang trở thành một trong những ngành học nổi […]

DMCA.com Protection Status