[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì? [Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?
[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?
[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

Follow us

[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?
Quản trị Marketing

[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

Th7 19, 2024

[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì? 10:56:52

Theo Báo cáo Thị trường Quảng cáo Kỹ thuật số Việt Nam 2024: Vào đầu năm 2024, Việt Nam có 78,44 triệu người dùng Internet; 72,70 triệu người dùng mạng xã hội và 168,5 triệu kết nối di động đang hoạt động. Những con số này cho thấy sự bùng nổ của các kênh số hóa, ngành Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) cũng phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Như một lẽ tất yếu, ngành Digital Marketing cũng trở thành một trong những ngành học được yêu thích nhất, mở ra nhiều định hướng nghề nghiệp triển vọng dành cho các sĩ tử. 

Vậy học ngành Digital Marketing ra làm gì? Độc giả có thể theo dõi bài viết dưới đây để có được thông tin hữu ích!

7+ công việc triển vọng sau khi tốt nghiệp ngành Digital Marketing

Sau khi hoàn thành chương trình học Digital Marketing, sinh viên sẽ có đầy đủ kỹ năng, kiến thức chuyên môn để đảm nhiệm đa dạng các công việc, vị trí triển vọng sau:

1. Chuyên viên Content Marketing

Content Marketing (Tiếp thị nội dung) là một chiến lược marketing tập trung vào việc tạo và chia sẻ nội dung có giá trị, phù hợp với đối tượng mục tiêu nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.

  • Kỹ năng cần có: Khả năng sáng tạo, nắm bắt xu hướng, thấu hiểu tâm lý và hành vi khách hàng, có tư duy phân tích, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và linh hoạt.
  • Cơ hội thăng tiến: Với vị trí Content Marketing, nhân sự đảm nhiệm nhiều công việc và thăng tiến ở những vị trí khác như Senior Content, Content Editor, Content Manager,…
  • Đặc điểm đối tượng phù hợp: Người yêu thích viết, biên tập và sáng tạo nội dung, có khả năng phân tích dữ liệu, tỉ mỉ và tiếp cận với các xu hướng nhanh chóng.

2. Chuyên viên SEO/SEM (SEO/SEM Specialist)

Mục tiêu của công việc này là đảm bảo website của doanh nghiệp sẽ được tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm. Vị trí này gồm một số đầu việc như: phân tích nhu cầu tìm kiếm, lựa chọn bộ từ khóa thích hợp cho website doanh nghiệp, lên kế hoạch triển khai bài viết chuẩn SEO, xây dựng backlink, cập nhật liên tục về thuật toán và chính sách của Google,…

  • Kỹ năng cần có: Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về SEO/SEM, có khả năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như Google Analytics, Google Search Console, khả năng phân tích và nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng.
  • Cơ hội thăng tiến: Nhân sự trong lĩnh vực SEO/SEM có cơ hội phát triển và thăng tiến lên các vị trí như chuyên viên kỹ thuật SEO hoặc SEO Manager.
  • Đối tượng phù hợp: Người có tư duy chiến lược, đam mê phân tích dữ liệu, có nền tảng về nghiên cứu hành vi người dùng.
Chuyên viên SEO/SEM là vị trí có nhiệm vụ đảm bảo sự xuất hiện của website doanh nghiệp trên thanh công cụ, tăng khả năng truy cập của khách hàng 

Chuyên viên SEO/SEM là vị trí có nhiệm vụ đảm bảo sự xuất hiện của website doanh nghiệp trên thanh công cụ, tăng khả năng truy cập của khách hàng

3. Chuyên viên Quảng cáo trực tuyến (PPC Specialist)

Vị trí chuyên viên Quảng cáo trực tuyến trong Digital Marketing sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai các hoạt động quảng cáo Pay-per-click (hình thức quảng cáo có trả phí) trên những kênh công cụ như mạng sẽ hội Facebook, TikTok, hoặc Google,… nơi có lượng lớn người truy cập.

Một số công việc chính của vị trí này gồm: Lên kế hoạch triển khai chiến dịch theo phễu, phân bổ ngân sách quảng cáo theo mục tiêu chiến dịch, kết hợp cùng các bộ phận khác như Content, Design để tạo nên quảng cáo thu hút, theo dõi và thống kê kết quả,…

  • Kỹ năng cần có: Kiến thức về các chiến lược, chiến thuật quảng cáo hiệu quả, hiểu biết về các nền tảng quảng cáo trực tuyến phổ biến, nhạy bén và có tư duy phân tích, nghiên cứu, sáng tạo và có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng.
  • Cơ hội thăng tiến: Lựa chọn làm việc về quảng cáo trực tuyến, nhân sự có thể phát triển tại các vị trí như: Chuyên viên quảng cáo trên đa dạng các nền tảng, Thiết kế quảng cáo, Truyền thông sự kiện,…
  • Đối tượng phù hợp: Tư duy logic, nhạy bén và nắm bắt xu hướng nhanh chóng, đam mê nghiên cứu và phân tích nhu cầu tìm kiếm, hành vi và tâm lý khách hàng.

4. Chuyên viên Truyền thông xã hội (Social Media)

Vị trí chuyên viên Truyền thông xã hội (Social Media) thông thường sẽ đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng, quản lý các nội dung và những hoạt động trên đa dạng nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube, Instagram, Threads,…

  • Kỹ năng cần có: Khả năng sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng, đọc và phân tích dữ liệu khách hàng chính xác, nhạy bén và linh hoạt trong việc kiểm soát truyền thông, kỹ năng quản lý dự án, thuyết trình và đàm phán.
  • Cơ hội thăng tiến: Định hướng trong công việc Social Media Marketing, nhân sự có cơ hội thăng tiến trong một số vị trí như Content Creator, Media Assistant, Influencer Marketing,..
  • Đối tượng phù hợp: Đam mê với sáng tạo nội dung, giao tiếp khéo léo, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi và thường xuyên cập nhật các xu hướng trên đa dạng nền tảng mạng xã hội.
Chuyên viên Truyền thông mạng xã hội là người chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng các nội dung trên đa dạng nền tảng mạng xã hội 

Chuyên viên Truyền thông mạng xã hội là người chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng các nội dung trên đa dạng nền tảng mạng xã hội

5. Chuyên viên Email Marketing

Chuyên viên Email Marketing là những nhân sự chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý những hoạt động, chiến lược sử dụng email là một kênh marketing cho doanh nghiệp.

  • Kỹ năng cần có: Khả năng sử dụng các công cụ email marketing phổ biến, kỹ năng giao tiếp và viết nội dung, kỹ năng phân tích dữ liệu.
  • Cơ hội thăng tiến: Định hướng trong công việc trở thành quản lý dự án, quản lý các hoạt dộng chiến lược truyển thông của doanh nghiệp.
  • Đối tượng phù hợp: Có khả năng sử dụng ngôn từ khéo léo, tư duy logic và nắm bắt tâm lý khách hàng tốt.

6. Chuyên viên Đo lường và Phân tích dữ liệu (Data Analytics)

Chuyên viên Đo lường và Phân tích dữ liệu đảm nhận các công việc phân tích dữ liệu, số liệu liên quan đến các hoạt động được triển khai trong chiến dịch Digital Marketing. Từ đó, nhân sự sẽ tiến hành đo lường hiệu quả của các kênh công cụ và cung cấp thông tin để đưa quyết định phù hợp với chiến dịch nhằm tối ưu hóa, tăng khả năng hiệu quả và giúp chiến dịch nhanh chóng đạt được mục tiêu.

  • Kỹ năng cần có: Có kiến thức và kỹ năng phân tích dữ liệu, sử dụng thành thạo các công cụ đo lường và phân tích, tư duy chiến lược tốt, chuyên sâu, tỉ mỉ, nhạy bén và linh hoạt trong việc giải quyết những vấn đề dữ liệu.
  • Cơ hội thăng tiến: Với vị trí chuyên viên Phân tích dữ liệu và đo lường, nhân sự có thể tiếp phát triển và thăng tiến trong các chức vụ tư vấn, quản lý, điều hành hoặc chuyển sang những lĩnh vực khoa học dữ liệu khác.
  • Đối tượng phù hợp: Đam mê với nghiên cứu và phân tích dữ liệu, có tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, nền tảng toán học và thống kê tốt.
Chuyên viên Phân tích dữ liệu và Đo lường là người đảm nhận việc phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả chiến dịch trong quá trình triển khai 

Chuyên viên Phân tích dữ liệu và Đo lường là người đảm nhận việc phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả chiến dịch trong quá trình triển khai

7. Chuyên viên Thương mại điện tử (E-commerce)

Nhân sự làm việc tại vị trí chuyên viên Thương mại điện tử (E-commerce) có nhiệm vụ chủ yếu về các hoạt động quảng bá, bán hàng, quản lý đơn hàng và tiếp nhận những tương tác của khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử. Mục đích chính của công việc là thúc đẩy doanh số, nâng cao hiệu quả và phát triển kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp.

  • Kỹ năng cần có: Kỹ năng giao tiếp, tiếp thị khách hàng trực tuyến, khả năng sử dụng thành thạo các sàn thương mại điện tử, thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh số.
  • Cơ hội thăng tiến: Định hướng theo đuổi công trong mảng Thương mại điện tử, nhân sự có cơ hội phát triển trong các vị trí như chuyên Thương mại điện tử, nhân viên tư vấn giải pháp Thương mại điện tử,…
  • Đối tượng phù hợp: Có tư duy bán hàng nhạy bén, khả năng giao tiếp khéo léo, sử dụng tốt các công cụ thương mại điện tử, thích nghi và cập nhật xu hướng nhanh chóng.

Định hướng phát triển sự nghiệp cho sinh viên theo học Digital Marketing

Digital Marketing là ngành học cung cấp những kiến thức liên quan đến việc truyền thông, thực thi các hoạt động Marketing trên nền tảng kỹ thuật số nhằm giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng mục tiêu dễ dàng, nhanh chóng hơn. Hiện nay, Digital Marketing được ứng dụng và trở thành công cụ chủ đạo trong nhiều chiến dịch marketing.

Thực tế, việc ứng dụng Digital Marketing đã đem đến hiệu quả và thành công lớn cho các doanh nghiệp. 

Ví dụ, chiến dịch Sống một đời có lãi của Vietinbank vào năm 2023 là minh chứng cho sức mạnh của truyền thông trên nền tảng số hóa. Chiến dịch có sự kết hợp cùng với rapper Đen Vâu và một loạt các hoạt động được triển khai trên các công cụ truyền thông số như: mạng xã hội (Facebook, Tik Tok, Youtube,…), website, báo điện tử, hợp tác với các KOL/influencer,… để tiếp cận đến người dùng.

Những hoạt động truyền thông được lan tỏa trên các kênh đã đem lại cho Vietinbank thành công lớn. Doanh nghiệp đã thăng hạng liên tiếp so với giai đoạn tháng 02/2023. Cụ thể, Vietinbank đã giành vị trí thứ 3 trong BXH Thương hiệu YMI tháng 06/2023 với chiến dịch “Sống một đời có lãi”, ra mắt thành công thẻ 2 chip Eliv 3 cùng sự tiếp cận lớn đến khách hàng mục tiêu, đem đến 14.359 lượt thảo luận, 51.373 lượt tương tác và 100% chỉ số cảm xúc tích cực trong tuần đầu,…

Chiến dịch "Sống một đời có lãi" của Vietinbank đã sử dụng thành công những kênh công cụ Digital Marketing

Chiến dịch “Sống một đời có lãi” của Vietinbank đã sử dụng thành công những kênh công cụ Digital Marketing (Nguồn ảnh: Vietinbank)

Hay ngược về quá khứ, nhìn lại Wrapped 2016 – sự kiện mở màn cho chiến dịch tổng kết năm “khuấy đảo” ngành công nghiệp phát nhạc trực tuyến toàn cầu của Spotify từng đạt được những kết quả không tưởng. Điều đặc biệt trong chiến dịch lần này của Spotify đã thực hiện thành công các hoạt động Digital Media.

Cụ thể, trên không gian trực tuyến, Spotify đã tạo ra những digital ads được tùy biến theo ngữ cảnh và vị trí được chạy ở Pitchfork và mạng xã hội Facebook, Twitter. Nội dung banner là những danh sách nhạc với tên gọi kỳ quặc cho thấy sự hóm hỉnh đặc trưng của thương hiệu. Ngoài ra, Spotify cũng tích cực triển khai các hoạt động truyền thông trên các kênh social như Twitter, Fanpage hay trên chính ứng dụng nhằm tiếp cận với người dùng bằng những xu hướng thú vị nhất.

Sự thành công của chiến dịch sau cùng được thể hiện qua những con số nổi bật: 669.000 lượt share trên mạng xã hội, 1.2 tỷ earned impression, hơn 30 triệu lượt mở email và lượng người dùng hoạt động tích cực vào quý IV/2016 là 123 triệu người, tăng đến 10 triệu người so với quý trước.

Chiến dịch Marketing “Wrapped 2016” của Spotify từng đạt được những kết quả không tưởng 

Chiến dịch Marketing “Wrapped 2016” của Spotify từng đạt được những kết quả không tưởng

Như vậy, bằng việc ứng dụng các công cụ và đầu tư mạnh mẽ vào Digital Marketing, các chiến dịch của thương hiệu đã đạt được những hiệu quả ấn tượng. Những nội dung sáng tạo, hấp dẫn và truyền cảm hứng được xây dựng, chia sẻ trên các kênh digital đã thu hút một lượng lớn khách hàng, đồng thời lan tỏa các sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu một cách hiệu quả.

Những hiệu quả và thành công mà Digital Marketing đem lại đã khiến nhiều doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này trong việc kết nối, tiếp cận khách hàng và quảng bá thương hiệu. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí Digital Marketing ngày càng được tăng cao. Điều này cũng là một trong những lý do chính giúp ngành học Digital Marketing trở thành ngành xu hướng, được nhiều sinh viên quan tâm và lựa chọn theo học.

Digital Marketing có nhu cầu tuyển dụng ngày càng gia tăng và là ngành học thu hút sự quan tâm đông đảo từ các bạn học sinh 

Digital Marketing có nhu cầu tuyển dụng ngày càng gia tăng và là ngành học thu hút sự quan tâm đông đảo từ các bạn học sinh

Một số vai trò chính sinh viên có thể đảm nhận trong ngành Digital Marketing: 

Trong quá trình theo học Digital Marketing, sinh viên sẽ được tiếp cận và sử dụng các kênh phổ biến như: Social Media, Digital Performance, Email Marketing,… Với những kỹ năng cùng kiến thức được trang bị, sinh viên có thể đảm nhiệm những vị trí trong ngành Digital Marketing tại các kênh như sau:

  • Quản lý mạng xã hội: Phát triển chiến lược mạng xã hội bằng cách tạo, quản lý nội dung, phân tích hiệu quả các nội dung được đăng tải, cập nhật xu hướng và lựa chọn kênh phù hợp cho thương hiệu.
  • Sáng tạo và Tối ưu hóa nội dung: Sáng tạo nội dung bằng nhiều hình thức (văn bản, hình ảnh,…) và tối ưu hóa các nội dung trên để tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm, mạng xã hội.
  • Tăng khả năng tiếp cận trong thương mại điện tử: Tối ưu hóa website, thiết lập email marketing,… để tăng khả năng tiếp cận của thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ trên các trang thương mại điện tử, thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Lên kế hoạch chiến lược: Phân tích thị trường, xác định mục tiêu, lựa chọn kênh công cụ phù hợp,… Mục tiêu của công việc là xác định được những hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn trong chiến dịch Marketing.
  • Phân tích dữ liệu: Thu thập, phân tích và diễn giải những dữ liệu Digital Marketing trong từng kênh để đưa ra những thông tin hữu ích, giá trị nhằm nâng cao hiệu quả của chiến dịch.

Lưu ý: Các nhiệm vụ phía trên mang tính khái quát, mức độ chuyên sâu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí công việc mà sinh viên muốn hướng tới.

Sinh viên theo học ngành Digital Marketing có khả năng đảm nhận đa dạng các vị trí nhằm xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả 

Sinh viên theo học ngành Digital Marketing có khả năng đảm nhận đa dạng các vị trí nhằm xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả

Giải đáp thêm câu hỏi về công việc ngành Digital Marketing sau khi ra trường

Bên cạnh thông tin về những định hướng, các công việc cho sinh viên theo học ngành Digital Marketing, dưới đây là một số câu hỏi có liên quan nhằm giúp sinh viên có thêm nhiều thông tin giá trị về ngành học.

Câu 1: Những kỹ năng sinh viên tốt nghiệp ngành cần có?

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Digital Marketing, sinh viên tốt nghiệp có đầy đủ những kỹ năng, kiến thức chuyên môn như sau:

  • Về kỹ năng chuyên môn: Kiến thức về những phương pháp tiếp cận khách hàng, chiến lược Digital Marketing; thành thạo sử dụng công cụ Digital Marketing; khả năng sáng tạo nội dung hấp dẫn; kỹ năng quản lý và tối ưu hóa chiến dịch Digital Marketing;…
  • Về kỹ năng mềm: Tư duy phân tích, sáng tạo nhạy bén; kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch tối ưu; kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả,…
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng cần có của sinh viên tốt nghiệp chương trình Digital Marketing 

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng cần có của sinh viên tốt nghiệp chương trình Digital Marketing

Câu 2: Làm digital marketing có giống với làm marketing truyền thống không?

Nhìn chung, cả hai hình thức đều có chung mục tiêu là hướng đến việc thu hút khách hàng tiềm năng, quảng bá/xây dựng thương hiệu và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán.

Tuy nhiên, điểm khác biệt và hiệu quả hơn cả của Digital Marketing là việc tích hợp sử dụng những công cụ kỹ thuật số. Nếu Marketing truyền thống là hình thức marketing tiếp cận bằng những kênh trực tiếp, mang tính tương tác một chiều thì Digital Marketing là hình thức tiếp cận bằng các kênh online, có tính tương tác hai chiều.

=>> Tìm hiểu chi tiết hơn về câu hỏi này, các bạn có thể tham khảo bài viết “So sánh về Digital Marketing và Marketing truyền thống”  tại website của BUV.

Câu 3: Học digital marketing ở đâu để có bằng cử nhân? 

Digital Marketing là ngành học triển vọng đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội tiềm năng.  Do đó, bạn hãy tìm kiếm những chương trình đi sâu vào các chiến lược Marketing số, không chỉ là các môn tổng quan.

Sinh viên có nhu cầu theo học Digital Marketing có thể cân nhắc tham khảo chương trình đào tạo tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam – BUV để được giảng dạy và đào tạo kiến thức tập trung chuyên sâu. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình sẽ được cấp bằng và trang bị đầy đủ kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về Digital Marketing để sẵn sàng cho các vị trí trong tương lai.

Tại BUV, sinh viên có cơ hội được đào tạo và giảng dạy các kiến thức chuyên sâu của chương trình Digital & Social Media Marketing 

Tại BUV, sinh viên có cơ hội được đào tạo và giảng dạy các kiến thức chuyên sâu của chương trình Digital & Social Media Marketing

Trên đây là những thông tin quan trọng về chi tiết về câu hỏi “Digital Marketing ra trường làm gì?” mà sinh viên nên nắm rõ để đưa ra những quyết định phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo BUV – cơ sở đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng Marketing phù hợp với thời đại số hiện nay. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc, độc giả có thể liên hệ đến số hotline 0247 7700 909 hoặc email sr@buv.edu.vn hay nhắn tin qua Zalo BUV để được tư vấn cụ thể hơn về chương trình đào tạo!

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọnXem thêm
Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến

Th9 11, 2024

Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến

Digital marketing học những môn gì? là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang muốn theo học Marketing thường xuyên tìm kiếm. Hiện nay, các bộ môn thuộc ngành Digital Marketing được thiết kế kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giúp nâng cao toàn diện cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm cho […]

6+ Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Th9 10, 2024

6+ Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Thời đại 4.0 với sự bùng nổ của Internet và các thiết bị thông minh đã thay đổi hoàn toàn cách thức con người tiếp cận thông tin, giải trí và mua sắm. Trong bối cảnh đó, vai trò của Digital Marketing đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Vậy cụ […]

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọn

Th9 03, 2024

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọn

Hiện nay có 2 chương trình đào tạo Digital Marketing phổ biến: Chương trình đào tạo ngành Digital Marketing chính quy và chương trình đào tạo Digital Marketing ngắn hạn. Vậy chi tiết về 2 chương trình này ra sao và đâu là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn? Cùng tiếp tục theo […]

15 vị trí trong ngành Digital Marketing phân theo nhiệm vụ công việc

Th8 27, 2024

15 vị trí trong ngành Digital Marketing phân theo nhiệm vụ công việc

Ngành Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, mang đến môi trường làm việc năng động, sáng tạo và thu nhập hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn về các vị trí trong ngành Digital Marketing, đi kèm những kỹ năng và […]

Hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing

Th8 09, 2024

Hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của khái niệm Quản trị Marketing và Marketing, phạm vi và cơ hội nghề nghiệp. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và định hướng phát triển trong tương lai. 1. […]

7 thông tin chi tiết về xét học bạ ngành Digital Marketing sĩ tử cần biết

Th8 09, 2024

7 thông tin chi tiết về xét học bạ ngành Digital Marketing sĩ tử cần biết

Nhiều trường Đại học/Cao đẳng hiện nay đang áp dụng phương thức xét học bạ ngành Digital Marketing, tạo điều kiện cho thí sinh có học lực tốt theo đuổi đam mê mà không cần lo lắng về điểm thi. Với sức nóng của mùa tuyển sinh sắp tới, đặc biệt là sự hấp dẫn […]

So sánh Digital Marketing và Marketing truyền thống: 7 điểm khác biệt cần biết!

Th7 24, 2024

So sánh Digital Marketing và Marketing truyền thống: 7 điểm khác biệt cần biết!

Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) đang bùng nổ và trở thành ngành học mới mẻ, đầy tiềm năng nhờ sự phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu tìm hiểu về điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống, thể hiện qua các khía cạnh: […]

Phân biệt Quản trị Marketing và Truyền thông Marketing

Th7 19, 2024

Phân biệt Quản trị Marketing và Truyền thông Marketing

Quản trị marketing và Truyền thông marketing là hai khái niệm khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Trong đó, Quản trị Marketing đi sâu vào việc lên chiến lược và quản lý, bao gồm cả hoạt động Truyền thông Marketing. Bên cạnh đó, Truyền thông Marketing […]

Ngành Marketing Quản trị Thương hiệu là gì? Những điều cần biết trước khi lựa chọn

Th7 17, 2024

Ngành Marketing Quản trị Thương hiệu là gì? Những điều cần biết trước khi lựa chọn

Thực chất hiện nay Marketing Quản trị Thương hiệu chưa phải là một ngành độc lập, chỉ có chuyên ngành Quản trị Thương hiệu thuộc ngành Marketing. Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu tập trung nghiên cứu chuyên sâu về quá trình xây dựng, phát triển, quản lý thương hiệu của các tổ chức. Để […]

Ngành Digital Marketing là gì? 9+ thông tin người học cần nắm được

Th4 24, 2024

Ngành Digital Marketing là gì? 9+ thông tin người học cần nắm được

Digital Marketing hay còn gọi là “Tiếp thị kỹ thuật số” là những hoạt động Marketing trên các nền tảng số để đạt được các mục tiêu marketing, truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp. Trong thời đại số hóa hiện nay, Digital Marketing đã và đang trở thành một trong những ngành học nổi […]

DMCA.com Protection Status