Quản trị Kinh doanh học có khó không? 6+ tips chinh phục ngành
Quản trị Kinh doanh học có khó không? 6+ bí quyết chinh phục ngành học
Quản trị kinh doanh

Quản trị Kinh doanh học có khó không? 6+ bí quyết chinh phục ngành học

Th2 14, 2024

Quản trị Kinh doanh học có khó không? 6+ bí quyết chinh phục ngành học 17:16:12

Thực tế, ngành Quản trị Kinh doanh học có khó không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, phương pháp học tập, đam mê, nỗ lực,… của người học, phương pháp truyền đạt kiến thức của người dạy,… Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, mời bạn đọc tiếp tục khám phá những thông tin trong bài viết dưới đây! 

1. Quản trị Kinh doanh có khó không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trong giai đoạn đầu, sinh viên có thể gặp khó khăn khi tiếp xúc với lượng kiến thức mới và sâu rộng của ngành Quản trị Kinh doanh. Tuy nhiên, nếu kiên trì và bền bỉ học hỏi, quá trình khó khăn này sẽ không kéo dài.

Dưới góc nhìn khách quan, sẽ có một số thách thức mà sinh viên có thể gặp phải khi mới theo học ngành Quản trị Kinh doanh: 

  • Ngành học có tính bao quát cao, học về nhiều lĩnh vực nên yêu cầu khối lượng kiến thức lớn.
  • Đòi hỏi phải trải qua thực tiễn mới có thể rút ra được kiến thức, kỹ năng; trong khi đó sinh viên trong những năm học đầu vẫn chưa có cơ hội cọ xát và trải nghiệm.

Ngoài ra, độ khó của ngành Quản trị Kinh doanh có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân và đặc điểm của ngành, chẳng hạn như:

  • Sở thích và đam mê: Nếu có sở thích và đam mê trong việc nắm bắt nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bạn có thể thấy ngành này khá thú vị và không quá khó khăn. Sự quan tâm và tò mò về đa dạng các khía cạnh trong Quản trị Kinh doanh có thể giúp bạn hứng thú, có thể vận dụng những kiến thức của mình vào liên ngành và dễ dàng tiếp thu, tìm tòi và rút ra những điều mới .
  • Nỗ lực và đam mê với ngành: Sự nỗ lực và niềm đam mê của người học đối với ngành Quản trị Kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ khó hay dễ của ngành này. Khi có sự cam kết và đam mê với việc theo đuổi tri thức, bạn sẽ có động lực và sẵn sàng vượt qua những thách thức trong quá trình học tập.
  • Sự cạnh tranh của ngành: Quản trị Kinh doanh là ngành học được rất nhiều người lựa chọn. “Năm 2022, khối ngành Kinh doanh và Quản lý có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học cao nhất lên tới 24,54% – Theo Báo Lao động.  Điều này gia tăng sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm hoặc thăng tiến trong sự nghiệp sau khi tốt nghiệp, có thể tạo ra áp lực rất lớn. Đây cũng là một trong những thách thức sinh viên cần phải đối mặt từ sớm. 
Độ khó của ngành dựa vào những yếu tố

Độ khó của ngành Quản trị Kinh doanh còn dựa vào sở thích và đam mê đa dạng lĩnh vực, nỗ lực và đam mê với ngành của người học và sự cạnh tranh của ngành nghề

Tóm lại, ngành Quản trị Kinh doanh không quá khó nếu bạn có đam mê kinh doanh, quyết tâm, đầu tư thời gian vào việc học, áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả, không ngại khám phá kiến thức mới,… Những yếu tố này sẽ giúp bạn vượt qua những thách thức và dễ dàng đạt được kết quả tốt.

2. 6 bí quyết giúp sinh viên học tốt ngành Quản trị Kinh doanh

Để chinh phục ngành Quản trị Kinh doanh, sinh viên có thể tham khảo và áp dụng một số bí quyết dưới đây:

2.1. Xác định đúng điểm mạnh để lựa chọn môi trường học tập phù hợp

Xác định điểm mạnh của bản thân nhằm giúp người học có thể chọn được môi trường đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh phù hợp. Ở giai đoạn cuối cấp, sĩ tử cần xác định và liệt kê những điểm mạnh của bản thân. Tiếp theo, sĩ tử có thể tra cứu và tìm hiểu các thông tin về chương trình học, môi trường học tập, cơ hội thực tập và việc làm sau khi tốt nghiệp,… 

Cuối cùng, việc đối chiếu các điểm mạnh cá nhân với môi trường học tập, liên kết giữa sở thích, kỹ năng và chương trình học sẽ giúp bạn tìm được ngôi trường phù hợp. 

Xác định điểm mạnh của bản thân

Sĩ tử nên xác định đúng điểm mạnh của bản thân để lựa chọn ngôi trường phù hợp với mình

2.2. Chuẩn bị kiến thức nền tảng của ngành Quản trị Kinh doanh

Việc tìm hiểu trước nền tảng của ngành học giúp sinh viên có thể hiểu và tiếp thu kiến thức của ngành Quản trị Kinh doanh một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhờ đó, trong quá trình ngồi trên giảng đường, sinh viên cũng có thể tiết kiệm thời gian, thay vào đó có thể trau dồi, nâng cao chuyên môn cũng như những kỹ năng khác.

Trước khi bắt đầu năm học mới học kỳ mới, sinh viên có thể tham gia các khóa học, đọc sách, nghiên cứu những tài liệu về kiến thức cơ bản của ngành Quản trị Kinh doanh trên thư viện, Internet,… Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tham gia các nhóm chuyên ngành, hội thảo, sự kiện để kết nối và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.

Nếu muốn theo học Chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV, sinh viên cần tham gia Chương trình Dự bị Đại học Staffordshire để chuẩn bị những kiến thức chuyên môn và một số kỹ năng cần thiết để làm quen với phương pháp đào tạo ở bậc học cử nhân.

2.3. Sắp xếp thời gian khoa học

Sau khi đã trở thành sinh viên, bạn sẽ phải thực hiện và hoàn thành nhiều công việc từ nhiều khía cạnh như sinh hoạt, học tập, ngoại khóa,… Việc sắp xếp thời gian hợp lý giúp bạn vẫn có thể tập trung vào việc học, hoàn thành từng công việc, từng bài tập một cách hiệu quả và đúng thời hạn.

Bạn có thể lập kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, học kỳ và cả năm học. Hãy phân chia và sắp xếp mức độ ưu tiên của các công việc, cố gắng tránh lãng phí thời gian vào những hoạt động không cần thiết.

Đặc biệt, khi tham dự Chương trình Dự bị Đại học Staffordshire của BUV, sinh viên sẽ được rèn luyện và phát triển kỹ năng này. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết chương trình học Tại đây.

Sắp xếp thời gian khoa học

Sắp xếp thời gian khoa học là việc mà sinh viên nên làm khi học ngành Quản trị Kinh doanh nói riêng và những ngành khác nói chung

2.4. Học theo sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy (mind map) là một công cụ hữu ích đối với sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh. Mô hình này sở hữu nhiều lợi ích như: giúp người học dễ dàng tổ chức thông tin một cách logic, ghi nhớ và tái hiện kiến thức một cách dễ dàng hơn, kích thích sự sáng tạo và tư duy linh hoạt, tiết kiệm thời gian học tập,… Bạn có thể sử dụng các công cụ vẽ sơ đồ tư duy trên Internet như MindMeister, Coggle, Edraw Mind Map,… hoặc sử dụng bút, giấy truyền thống.

Sơ đồ tư duy kiến thức trường phái Quản trị hành vi

Sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức về trường phái quản trị hành vi trong môn Quản trị học. – Nguồn ảnh: Internet

2.5. Kết hợp học nhóm để nâng cao kiến thức và kỹ năng

Việc học nhóm giúp bạn trao đổi kiến thức, giải quyết vấn đề, hỗ trợ, truyền động lực lẫn nhau trong quá trình học tập. Đặc biệt, trong ngành Quản trị Kinh doanh, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm rất quan trọng.

Sinh viên có thể tìm nhóm bạn học có cùng mục tiêu hoặc sở thích, dành thời gian gặp gỡ và thảo luận với nhau về các khái niệm và bài học. Khi chuẩn bị có bài kiểm tra hoặc kỳ thi, bạn cũng có thể cùng bạn bè ôn tập và củng cố lại kiến thức.

2.6. Luôn kiên trì và nhẫn nại

Kiên trì và nhẫn nại là yếu tố quan trọng khi học ngành Quản trị Kinh doanh. Có thể nói, đây là đức tính có ảnh hưởng lớn đến việc bạn học quản trị kinh doanh có khó không. Khi có tố chất này, người học có thể vượt qua sự khó khăn trong quá trình học tập, thích nghi với sự thay đổi liên tục của ngành nghề,…

Yếu tố quan trọng sinh viên cần có

Kiên trì và nhẫn nại là yếu tố quan trọng mà sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh cần có

3. Lời khuyên cho sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh

Ngoài ra, để đạt được nhiều thành công khi theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh, khi còn ngồi trên ghế giảng đường sinh viên nên:

  • Trau dồi chuyên môn: Tập trung nghiên cứu và hiểu sâu về các khía cạnh của Quản trị Kinh doanh, từ Kế toán, Tài chính đến Marketing,…
  • Trau dồi ngoại ngữ: Học thêm ít nhất một ngôn ngữ nước ngoài giúp sinh viên có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp cũng như tương tác với đối tác quốc tế khi làm việc.
  • Rèn luyện các kỹ năng mềm: Sinh viên cần phát triển các kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian, làm việc nhóm,…
  • Tích cực tham gia các dự án thực tế: Việc áp dụng kiến thức vào các dự án, đồ án hoặc cuộc thi giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng vận dụng và giải quyết vấn đề trong thực tế.
  • Nên đi làm thêm hoặc thực tập sớm: Sinh viên nên tham gia vào môi trường làm việc thực tế nhằm có cơ hội trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, xây dựng mạng lưới quan hệ và mở rộng cơ hội làm việc.
  • Tham gia câu lạc bộ chuyên ngành: Bạn nên gia nhập các câu lạc bộ, tổ chức sinh viên liên quan đến ngành Quản trị Kinh doanh để giao lưu, học hỏi và xây dựng mạng lưới quan hệ.
  • Xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi: Bạn có thể tìm cách kết nối với giảng viên, cựu sinh viên và các chuyên gia trong ngành bằng cách tham gia nhiều sự kiện, hội thảo,…
  • Lên kế hoạch dài hạn cho tương lai: Lên kế hoạch dài hạn giúp bạn xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp và định hướng sự phát triển của mình trong ngành Quản trị Kinh doanh.
Tham gia các dự án thực tế, CLB chuyên ngành

Sinh viên nên tích cực tham gia các dự án thực tế, câu lạc bộ chuyên ngành,…khi còn ngồi trên ghế giảng đường

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “quản trị kinh doanh học có khó không?”. Khi lựa chọn môi trường để theo học Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là một trong những cơ sở đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế chất lượng đang được đông đảo sĩ tử quan tâm và lựa chọn. Đặc biệt tại BUV, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học sẽ được cấp bằng trực tiếp bởi Đại học Staffordshire. Bên cạnh đó, sinh viên BUV còn có cơ hội thực tập, làm việc tại mạng lưới đối tác hơn 500 doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước của nhà trường.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về ngành Quản trị Kinh doanh nói chung và ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế của BUV nói riêng, bạn đọc vui lòng liên hệ với BUV qua số điện thoại +84 96 662 9909 hoặc email về địa chỉ sr@buv.edu.vn.

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làmXem thêm
Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Th3 04, 2024

Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Quản trị Kinh doanh là một ngành học tương đối rộng, do đó số lượng chuyên ngành cũng được phân chia khá đa dạng, tùy thuộc vào định hướng giáo dục của mỗi trường Đại học. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh […]

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Th2 23, 2024

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Nền kinh tế hội nhập toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhân sự giỏi trong việc lãnh đạo, vận hành và lập kế hoạch chiến lược hiệu quả để đưa sản phẩm, hình ảnh thương hiệu vươn ra thế giới. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy sự ra đời của […]

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Th2 23, 2024

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, một số nhóm ngành nổi bật có thể đến trong lĩnh vực này gồm có: kinh doanh, Marketing, tài chính, nhân sự, giảng dạy,… Vậy bằng Quản trị Kinh doanh làm gì […]

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Th2 20, 2024

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã chấp nhận sử dụng kết quả thi khối C để xét tuyển đầu vào ngành Quản trị Kinh doanh. Điều này đã mở rộng cánh cửa trở thành những nhà quản trị, định hướng chiến lược kinh doanh tài ba của các bạn học sinh […]

Có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh? 5 lý do nên học

Th2 15, 2024

Có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh? 5 lý do nên học

Học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh là lựa chọn giúp sinh viên mở rộng cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến và nâng cao kiến thức cho mục tiêu khởi nghiệp. Thực tế, quyết định có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu […]

9 yêu cầu nên có ở sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh

Th2 15, 2024

9 yêu cầu nên có ở sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh

“Ngành Quản trị Kinh doanh yêu cầu những gì?” là một câu hỏi mà các đại diện tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) nhận được từ nhiều bạn học sinh THPT. Đây một tín hiệu đáng mừng vì các bạn học sinh bắt đầu quan tâm tới mức độ […]

Mã ngành Quản trị Kinh doanh (7340101) và hướng dẫn tra cứu, đăng ký

Th2 15, 2024

Mã ngành Quản trị Kinh doanh (7340101) và hướng dẫn tra cứu, đăng ký

Hiện nay, mã ngành Quản trị Kinh doanh là 7340101 và mã ngành Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh là 934010. Mã này được đặt theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, áp dụng cho tất cả các trường Đại học với đa dạng hình thức tuyển sinh trên cả nước. […]

Quản trị Doanh nghiệp và Quản trị Kinh doanh: Nên chọn ngành nào?

Th2 14, 2024

Quản trị Doanh nghiệp và Quản trị Kinh doanh: Nên chọn ngành nào?

Quản trị Doanh nghiệp và Quản trị Kinh doanh là hai chương trình học thuộc khối ngành Kinh tế, được nhiều sĩ tử tìm hiểu và lựa chọn hiện nay. Thực chất, hai ngành học này đều nghiên cứu hoạt động của doanh nghiệp để giải quyết các “bài toán” về quản trị. Tuy nhiên, […]

Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết

Th2 12, 2024

Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết

Ngành Quản trị Kinh doanh (Business Administration) là học về quá trình quản lý các hoạt động kinh doanh nhằm xây dựng, phát triển, điều hành và đo lường mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với tiềm lực của tổ chức. Theo đó, ngành Quản trị Kinh doanh là ngành học chuyên đào […]

Học Quản trị Kinh doanh ở nước nào tốt? 11+ quốc gia được chọn lựa nhiều nhất

Th2 12, 2024

Học Quản trị Kinh doanh ở nước nào tốt? 11+ quốc gia được chọn lựa nhiều nhất

Lựa chọn quốc gia phù hợp để du học Quản trị Kinh doanh là băn khoăn của nhiều học sinh, sinh viên. Thực tế, học Quản trị Kinh doanh ở nước nào tốt còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nhu cầu, sở thích, điều kiện kinh tế của người học,… Thông qua […]

DMCA.com Protection Status