Kế toán và quản trị kinh doanh: Gợi ý lựa chọn ngành phù hợp Kế toán và quản trị kinh doanh: Gợi ý lựa chọn ngành phù hợp
Kế toán và quản trị kinh doanh: Gợi ý lựa chọn ngành phù hợp
Kế toán và quản trị kinh doanh: Gợi ý lựa chọn ngành phù hợp

Follow us

Kế toán và quản trị kinh doanh: Gợi ý lựa chọn ngành phù hợp
Quản trị kinh doanh

Kế toán và quản trị kinh doanh: Gợi ý lựa chọn ngành phù hợp

Th1 02, 2024

Kế toán và quản trị kinh doanh: Gợi ý lựa chọn ngành phù hợp 09:54:25

Những năm gần đây, Kế toán và Quản trị kinh doanh thường xuyên lọt top những ngành học được lựa chọn nhiều nhất và có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong xã hội. Tuy nhiên khi đứng trước ngưỡng cửa chuyển giao từ Trung học lên Đại học, nhiều sĩ tử vẫn còn mơ hồ, băn khoăn không biết nên lựa chọn chương trình đào tạo nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về từng ngành học để phụ huynh cùng các em học sinh có góc nhìn cụ thể, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 

1. Điểm giống nhau giữa ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh

Kế toán và Quản trị kinh doanh đều là ngành học thuộc khối kinh tế với các đặc điểm khái quát như sau:

  • Kế toán: Ngành học cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng để vận dụng thành thạo các nguyên tắc kế toán cơ bản, luật, chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, chế độ kế toán Việt Nam vào thực tiễn công tác kế toán để quản lý, giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Quản trị kinh doanh: Ngành học tập trung mở rộng các kiến thức liên quan đến “kinh doanh” và “quản trị”. Sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng về vận hành và quản lý điều hành một tổ chức bao gồm: tài chính, nhân sự, tiếp thị, sản xuất và phân phối…

Như vậy, ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Cả hai ngành đều hướng đến mục tiêu chung là tối ưu hóa các hoạt động của tổ chức, từ đó đem đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Các bạn trẻ yêu thích, mong muốn phát triển trong môi trường kinh tế có thể thử sức với Kế toán và Quản trị kinh doanh 

Các bạn trẻ yêu thích, mong muốn phát triển trong môi trường kinh tế có thể thử sức với Kế toán và Quản trị kinh doanh

2. Điểm khác nhau giữa ngành Kế toán và Quản trị Kinh doanh

Ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh được phân biệt dựa trên 5 tiêu chí: mục tiêu, phạm vi ngành học, kỹ năng, chương trình giảng dạy và cơ hội nghề nghiệp. Cụ thể như sau:

Tiêu chí Kế toán Quản trị kinh doanh

Mục tiêu

Đào tạo cử nhân có tác vụ quản lý tài chính chuyên nghiệp Đào tạo cử nhân có khả năng vận hành, giúp điều hành, quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp
Phạm vi ngành học Chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính Bao quát nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp (kế toán, nhân sự, tiếp thị,…)
Kỹ năng Kỹ năng kế toán tiêu chuẩn Kỹ năng quản lý và lãnh đạo
Chương trình giảng dạy Các kiến thức kế toán, tài chính, kinh tế, thuế, luật, kiểm toán… Kiến thức quản trị trong nhiều lĩnh vực: nhân sự, marketing, tài chính, kinh doanh,…
Cơ hội nghề nghiệp Làm việc trong các phòng tài chính, kế toán tư nhân và nhà nước… Khởi nghiệp.

Đảm nhiệm các chức vụ tại hầu hết các phòng ban.

2.1. Mục tiêu của 2 ngành học

  • Kế toán: Đào tạo cử nhân, lực lượng kế toán chất lượng cao giúp các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng và kiểm soát sự vận động của tài sản một cách hiệu quả.
  • Quản trị kinh doanh: Đào tạo cử nhân, lực lượng lao động chất lượng cao có khả năng thực thi, điều hành, lãnh đạo hoạt động kinh doanh cho tổ chức và doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành học cũng tạo điều kiện để các nhân tố có tiềm năng năng tự phát triển các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo, tác động tích cực đến nền kinh tế quốc gia.

2.2. Phạm vi ngành học

  • Kế toán: Phạm vi của ngành Kế toán mang tính chuyên sâu, tập trung vào các vấn đề liên quan đến kinh tế và tài chính của tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra ngành học cũng cung cấp các kiến thức về tin học văn phòng, ngoại ngữ và cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ kế toán.
  • Quản trị kinh doanh: Phạm vi ngành Quản trị kinh doanh tương đối rộng, bao trùm tất cả các bộ phận của tổ chức, doanh nghiệp. Kiến thức ngành trải dài trong nhiều khía cạnh từ kinh doanh, tài chính, truyền thông marketing cho đến nhân sự.
Phạm vi ngành học Quản trị kinh doanh luôn được mở rộng và cập nhật theo xu thế mới 

Phạm vi ngành học Quản trị kinh doanh luôn được mở rộng và cập nhật theo xu thế mới

2.3. Kỹ năng

  • Kế toán: Bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ, ngành Kế toán yêu cầu sinh viên các kỹ năng về phân tích dữ liệu, tính toán, ứng dụng phần mềm và ngoại ngữ. Ngoài ra, kỹ năng quản lý thời gian, tỉ mỉ, cẩn trọng, kiên trì cũng cần được chú trọng.
  • Quản trị kinh doanh: Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh phát triển kỹ năng tổng quát, đặc biệt kỹ năng lãnh đạo và tổ chức. Để thành công trong ngành nghề này, sinh viên nên tự rèn luyện thêm kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giám sát,…
Đặc trưng ngành kế toán cần nguồn nhân lực có tư duy nhạy bén và logic

Đặc trưng ngành kế toán cần nguồn nhân lực có tư duy nhạy bén và logic

2.4. Chương trình giảng dạy

  • Kế toán: Sinh viên cần học các học phần bắt buộc bao gồm kế toán quản trị, kế toán quốc tế, phân tích báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, kiểm toán tài chính, hệ thống thông tin kế toán, thuế, kinh tế,.. Cùng với đó là một số học phần tự chọn điển hình như: tiếng anh chuyên ngành kế toán, ngân hàng thương mại, tài chính công, phân tích dữ liệu trong kế toán,…
  • Quản trị kinh doanh: Chương trình giảng dạy Quản trị kinh doanh cũng yêu cầu những học phần bắt buộc như: quản trị chiến lược, quản trị vận hành, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị marketing, khởi sự kinh doanh, tạo lập doanh nghiệp khởi nghiệp,… Các học phần tự chọn bao gồm: chiến lược và chính sách kinh doanh bền vững, ra quyết định kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng quản trị,…

Đặc biệt khi sinh viên theo học Quản trị kinh doanh Quốc tế tại BUV sẽ được học thêm các môn để thích ứng khi làm việc trong các môi trường quốc tế như Quản trị Đa văn hóa, Chuỗi cung ứng và kho vận toàn cầu, Chiến lược Kinh doanh quốc tế, Bộ công cụ và kỹ năng chuyên ngành nâng cao,…

2.5. Cơ hội nghề nghiệp

Kế toán: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán sở hữu đầy đủ các kỹ năng, kiến thức để đảm nhiệm nhiều chức vụ trong môi trường tư nhân và nhà nước như:

  • Kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, kiểm toán viên, chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức tài chính ngân hàng, tổ chức phi Chính Phủ.
  • Chuyên gia tư vấn, định giá độc lập về kế toán, thuế, tài chính sau thời gian tích lũy kinh nghiệm.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường Đại học, cơ sở giáo dục, đào tạo.

Quản trị kinh doanh: Khi học ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên đón nhận cơ hội việc làm rộng mở tại hầu hết các phòng ban hoặc đi theo con đường khởi nghiệp, startup. Các vị trí mà cử nhân ngành này có thể đảm nhận bao gồm:

  • Chuyên viên kinh doanh, tư vấn kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp, nhân viên tại các phòng ban: hành chính nhân sự, tài chính, marketing truyền thông, kế hoạch…
  • Trở thành các doanh nhân tự khởi nghiệp kinh doanh.
  • Thăng tiến lên các chức vụ cao như trưởng bộ phận chức năng, giám đốc.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường Đại học, cơ sở giáo dục, đào tạo…
Sinh viên tốt nghiệp hai ngành học đều có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở 

Sinh viên tốt nghiệp hai ngành học đều có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở

Các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế và Tài chính kế toán tại BUV bắt đầu có cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp ngay từ năm nhất. Thông qua mạng lưới 500+ đối tác, doanh nghiệp và tập đoàn liên kết với BUV, học viên được trau dồi kiến thức, kỹ năng từ sớm và chuẩn bị tâm lý vững vàng. Do đó tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp hoặc học cao lên trong vòng 3 tháng  đạt 100%.

3. Nên học ngành Kế toán hay quản trị kinh doanh?

Để lựa chọn ngành học phù hợp, sinh viên nên cân nhắc đến các yếu tố về sở thích, định hướng nghề nghiệp, lợi thế và thách thức trong mỗi ngành.

Ngành học Lợi thế Thách thức
Kế toán
  • Cơ hội việc làm rộng mở trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.
  • Mức lương và nhịp sống tương đối ổn định.
  • Làm việc đa lĩnh vực: tài chính, quản lý, kiểm toán, thuế…
  • Đề cao chứng chỉ, bằng cấp.
  • Yêu cầu nhiều kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn khó
  • Cần biết sử dụng các phần mềm kế toán. Đòi hỏi sự thận trọng và tập trung, dễ stress vì phải thường xuyên làm việc với các con số
Quản trị kinh doanh
  • Mang lại kiến thức toàn diện về kinh doanh.
  • Rèn luyện kỹ năng quản lý điều hành.
  • Được đào tạo để ứng dụng linh hoạt vào nhiều lĩnh vực, vị trí, tổ chức khác nhau.
  • Đem đến cơ hội nghề nghiệp đa dạng.
  • Tạo dựng nền tảng cho quá trình Startup, khởi nghiệp.
  • Nền tảng kiến thức rộng nhưng không chuyên sâu về chuyên môn
  • Mức độ lý thuyết của ngành khá nhiều.

2.1. Trường hợp nên lựa chọn ngành Kế toán

Sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành Kế toán khi:

  • Yêu thích làm việc với các con số, xử lý dữ liệu, khả năng tính toán tốt
  • Thiên về lý trí, logic, phân tích vấn đề
  • Tích cách tỉ mỉ, cẩn thận, minh bạch
  • Thông thạo tin học văn phòng, phần mềm công nghệ

2.2. Trường hợp nên lựa chọn ngành quản trị kinh doanh

Sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh khi:

  • Năng động, sáng tạo, tầm nhìn xa, có kỹ năng quản trị mối quan hệ, giao tiếp tốt, linh hoạt trong ứng xử…
  • Có tinh thần lãnh đạo, yêu thích khởi nghiệp
  • Quan tâm về các hoạt động kinh doanh, hoạch định chiến lược
  • Muốn phát triển kỹ năng quản lý
  • Dám thử thách bản thân, dám mạo hiểm
  • Chịu được áp lực và cạnh tranh

Ngoài ra để nâng cao cơ hội được làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp lớn, mang tính quốc tế, các sĩ tử có thể cân nhắc lựa chọn BUV  – Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam. BUV hiện đang là môi trường đào tạo chương trình Tài chính – Kế toánQuản trị kinh doanh quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam. Lợi thế khi theo học hai chương trình đào tạo này tại BUV:

  • Được cấp bằng Cử nhân (Danh dự) chương trình Tài chính – Kế toán hoặc Quản trị kinh doanh bởi Đại học Staffordshire.
  • Chất lượng giảng dạy theo tiêu chuẩn giáo dục Anh Quốc đẳng cấp hàng đầu. Giảng dạy 100% bằng tiếng Anh bởi đội ngũ giảng viên có bằng cấp quốc tế.
  • Cơ hội nghề nghiệp nở rộ tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và toàn cầu, cơ hội thực tập ngay từ năm nhất
  • Lộ trình học thuật rõ ràng, cung cấp góc nhìn toàn diện, hiểu biết đa dạng lĩnh vực

Tại BUV, học viên sẽ được củng cố thêm kiến thức chuyên môn, trau dồi các kỹ năng mềm từ Chương trình Nâng cao Năng lực cá nhân & Kỹ năng xã hội (PSG) trước khi bước vào môi trường làm việc thực tế. Chương trình đào tạo chuẩn Quốc tế là cơ hội giúp các em mở rộng tầm hiểu biết, thích ứng dễ dàng trước bối cảnh toàn cầu hóa và tiến xa hơn nữa trong tương lai.

BUV - nơi các bạn trẻ được phát triển toàn diện kỹ năng và sống hết mình với đam mê 

BUV – nơi các bạn trẻ được phát triển toàn diện kỹ năng và sống hết mình với đam mê

Như vậy, bài viết đã tổng hợp các thông tin chi tiết về hai ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh, giúp phụ huynh học sinh dễ dàng định hướng và lựa chọn ngành học phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, phụ huynh và các em học sinh có thể liên hệ đến số hotline 096.662.9909 hoặc email sr@buv.edu.vn của BUV để được hỗ trợ nhanh chóng!

MBA là gì? 9+ Thông tin người học thạc sĩ nhất định phải biếtXem thêm
Khám phá 8 ngành học thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại BUV

Th7 24, 2024

Khám phá 8 ngành học thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại BUV

Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) hiện nay bao gồm 8 chương trình Cử nhân: Kế toán và Tài chính, Kinh doanh và Quản lý, Kinh tế và Quản lý, Tài chính, Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Marketing, Tài chính Kế […]

6 chuyên ngành phổ biến trong Kinh doanh Quốc tế hiện nay

Th7 24, 2024

6 chuyên ngành phổ biến trong Kinh doanh Quốc tế hiện nay

Kinh doanh Quốc tế là ngành học chuyên sâu về các hoạt động kinh doanh trong phạm vi toàn cầu, kết hợp cùng các kiến thức bổ trợ về văn hóa, ngoại ngữ, thị trường quốc tế,… Vậy Kinh doanh Quốc tế gồm những chuyên ngành nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông […]

MBA là gì? 9+ Thông tin người học thạc sĩ nhất định phải biết

Th7 19, 2024

MBA là gì? 9+ Thông tin người học thạc sĩ nhất định phải biết

Trong tiếng Anh, MBA là viết tắt của cụm từ Master of Business Administration hay Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Đây là chương trình đào tạo sau đại học với mục đích giúp người học nâng cao kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực quản trị, quản lý các hoạt động […]

Học Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh khác gì với chương trình thường? Tìm hiểu lợi ích

Th7 19, 2024

Học Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh khác gì với chương trình thường? Tìm hiểu lợi ích

Chương trình Quản trị Kinh doanh học bằng tiếng Anh đào tạo với giáo trình, bài giảng 100% bằng tiếng Anh. Vậy chương trình này có gì khác biệt so với chương trình thông thường và mang đến những ưu thế gì cho học viên? Để được giải đáp chi tiết, mời bạn đọc cùng […]

Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Th3 04, 2024

Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Quản trị Kinh doanh là một ngành học tương đối rộng, do đó số lượng chuyên ngành cũng được phân chia khá đa dạng, tùy thuộc vào định hướng giáo dục của mỗi trường Đại học. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh […]

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Th2 23, 2024

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Nền kinh tế hội nhập toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhân sự giỏi trong việc lãnh đạo, vận hành và lập kế hoạch chiến lược hiệu quả để đưa sản phẩm, hình ảnh thương hiệu vươn ra thế giới. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy sự ra đời của […]

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Th2 23, 2024

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, một số nhóm ngành nổi bật có thể đến trong lĩnh vực này gồm có: kinh doanh, Marketing, tài chính, nhân sự, giảng dạy,… Vậy bằng Quản trị Kinh doanh làm gì […]

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Th2 20, 2024

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã chấp nhận sử dụng kết quả thi khối C để xét tuyển đầu vào ngành Quản trị Kinh doanh. Điều này đã mở rộng cánh cửa trở thành những nhà quản trị, định hướng chiến lược kinh doanh tài ba của các bạn học sinh […]

Có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh? 5 lý do nên học

Th2 15, 2024

Có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh? 5 lý do nên học

Học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh là lựa chọn giúp sinh viên mở rộng cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến và nâng cao kiến thức cho mục tiêu khởi nghiệp. Thực tế, quyết định có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu […]

9 yêu cầu nên có ở sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh

Th2 15, 2024

9 yêu cầu nên có ở sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh

“Ngành Quản trị Kinh doanh yêu cầu những gì?” là một câu hỏi mà các đại diện tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) nhận được từ nhiều bạn học sinh THPT. Đây một tín hiệu đáng mừng vì các bạn học sinh bắt đầu quan tâm tới mức độ […]

DMCA.com Protection Status