Phân biệt kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh: Hiểu để lựa chọn phù hợp
Th12 07, 2023
14:30:26
Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh hiện đang là hai ngành học nổi bật, hứa hẹn cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn. Để các sĩ tử dễ dàng định hướng, quyết đoán trong con đường học vấn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về hai ngành học này cũng như cách phân biệt cụ thể.
1. Điểm giống nhau giữa Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh
Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh đều là những ngành học thuộc khối ngành kinh tế với các đặc điểm khái quát như sau:
- Kinh doanh quốc tế: Ngành học tập trung cung cấp cho người học các kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực ngoại thương như đầu tư quốc tế, logistics, thanh toán quốc tế,…
- Quản trị kinh doanh: Ngành học tập trung mở rộng các kiến thức liên quan đến “kinh doanh” và “quản trị”. Sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng về quản lý điều hành một tổ chức bao gồm: tài chính, nhân sự, tiếp thị, sản xuất và phân phối…
Như vậy, cả hai ngành đều có mục tiêu chung là tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu cho tổ chức. Để đạt được lợi ích kinh tế như trên, hai ngành học cung cấp các tri thức cần thiết bao gồm:
- Chiến lược kinh doanh: Xây dựng kế hoạch tổng thể trong ngắn hạn và dài hạn để điều khiển hoạt động kinh doanh nhằm đạt đến các mục tiêu đã đề ra.
- Quản lý tài nguyên: Quá trình điều phối và sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả. Quá trình này giúp đảm bảo các tài nguyên được sắp xếp, sử dụng hợp lý, từ đó mang lại giá trị lợi ích tối đa.
- Tiếp cận thị trường: Tiếp cận thị trường là một phần trong chiến lược kinh doanh. Các kiến thức này giúp người đọc hiểu cách thức vận hành của thị trường và tìm các giải pháp thích ứng linh hoạt với thị trường đó.
- Quản trị rủi ro: Ngoài các kiến thức phát triển doanh nghiệp, hai ngành học cũng hướng dẫn sinh viên cách thức đối phó, hạn chế tác động tiêu cực từ những sự kiện không mong muốn. Ví dụ các rủi ro về tài chính, nhân sự, luật pháp hay công nghệ…
2. Điểm khác nhau giữa Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh
Ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh có thể dễ dàng phân biệt dựa trên 5 tiêu chí sau:
Tiêu chí | Kinh doanh quốc tế | Quản trị kinh doanh |
Mục tiêu | Đào tạo nhân lực phát triển hoạt động kinh doanh toàn cầu. | Đào tạo cử nhân giúp điều hành mọi mặt, đặc biệt vấn đề kinh doanh của tổ chức. |
Phạm vi ngành học | Tập trung vào thị trường quốc tế. | Kiến thức rộng, bao quát mọi khía cạnh trong nền kinh tế. |
Kỹ năng | Kỹ năng chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa.
Kỹ năng bán hàng và ngoại thương. |
Kỹ năng quản lý toàn diện.
Kỹ năng mềm bổ trợ. |
Chương trình giảng dạy | Các tri thức kinh doanh, logistics, ngôn ngữ, văn hóa quốc tế… | Các tri thức quản trị trong nhiều lĩnh vực: nhân lực, marketing, tài chính, kinh doanh… |
Cơ hội nghề nghiệp | Vị trí nghề nghiệp mở rộng toàn cầu. | Khởi nghiệp.
Có thể đảm nhiệm các chức vụ tại hầu hết các phòng ban. |
2.1. Mục tiêu ngành học
- Kinh doanh quốc tế: Đào tạo cử nhân, lực lượng lao động chất lượng cao phát triển hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới.
- Quản trị kinh doanh: Đào tạo cử nhân, lực lượng lao động chất lượng cao giúp điều hành, duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp. Tự lãnh đạo và phát triển các mô kinh doanh mới, sáng tạo, tác động tích cực đến xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia
2.2. Phạm vi ngành học
- Kinh doanh quốc tế: Phạm vi của ngành học Kinh doanh quốc tế chuyên sâu, khoanh vùng tập trung vào thị trường quốc tế. Đồng thời, ngành học cung cấp các kiến thức về chiến lược kinh doanh hiệu quả trên thị trường đó.
- Quản trị kinh doanh: Phạm vi ngành Quản trị kinh doanh tương đối rộng, kiến thức chung về cách thức vận hành của một nền kinh tế, doanh nghiệp hay tổ chức. Vậy nên phạm vi ngành học này là không giới hạn, trải rộng nhiều khía cạnh: từ kinh doanh, tài chính, truyền thông cho đến nguồn nhân lực.
2.3. Kỹ năng
- Kinh doanh quốc tế: Do nhu cầu hội nhập và thích nghi mang tính toàn cầu, ngành Kinh doanh quốc tế yêu cầu sinh viên các kỹ năng chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa. Ngoài ra các kỹ năng trong ngành thường có chức năng hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hiệu quả như tiếp thị, bán hàng toàn cầu, nghiên cứu thị trường, quản lý chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế…
- Quản trị kinh doanh: Quản trị kinh doanh yêu cầu sinh viên phát triển kỹ năng quản lý tổng quát bao gồm lãnh đạo và tổ chức. Các kỹ năng này cho phép sinh viên tự điều hành và duy trì hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh các kỹ năng chuyên ngành, sinh viên Quản trị kinh doanh cần rèn luyện kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giám sát…
2.4. Chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy của ngành Quản trị kinh doanh và Kinh doanh quốc tế có sự khác biệt rõ rệt khi đi sâu vào kiến thức chuyên ngành.
- Kinh doanh quốc tế: Sinh viên cần học các học phần bắt buộc bao gồm kinh doanh quốc tế I, II, III, chiến lược kinh doanh toàn cầu, quản trị tài chính quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương,… Cùng với đó là một số học phần tự chọn điển hình như: hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế, tiếng anh chuyên ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế,…
- Quản trị kinh doanh: Tương tự Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh cũng yêu cầu những học phần bắt buộc như: quản trị chiến lược, quản trị vận hành, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị Marketing, quản trị quá trình kinh doanh, khởi sự kinh doanh,… Các học phần tự chọn bao gồm: kỹ năng quản trị, lập kế hoạch khởi nghiệp, chiến lược và chính sách kinh doanh bền vững, văn hóa doanh nghiệp,..
2.5. Cơ hội nghề nghiệp
Kinh doanh quốc tế: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế sở hữu đầy đủ kiến thức kĩ năng để đảm nhiệm các vị trí như:
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc điều hành kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp quốc tế, liên doanh, tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia
- Nhân viên phân tích dữ liệu, số liệu xuất nhập khẩu, điều hành giám sát phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất
- Chuyên viên phụ trách dự án quốc tế, dự án trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nước ngoài, các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam có văn phòng tại nước ngoài
Quản trị kinh doanh: Khi học ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có thể đi theo con đường tự khởi nghiệp hoặc đảm nhiệm các chức vụ tại hầu hết phòng ban.
- Chuyên viên kinh doanh làm việc trong các loại hình doanh nghiệp
- Trở thành doanh nhân với các dự án khởi nghiệp riêng
- Sau quá trình trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm, sinh viên dễ dàng thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo như trưởng bộ phận chức năng, giám đốc: bộ phận điều hành, kinh doanh, marketing, nhân sự, tài chính
- Nếu tiếp tục con đường học thuật, sinh viên có thể thử sức với con đường giảng dạy, cán bộ nghiên cứu của các cơ sở đào tạo về kinh tế
2. Sinh viên nên lựa chọn ngành kinh doanh quốc tế hay quản trị kinh doanh?
Cả hai ngành học đều sở hữu những lợi thế và thách thức riêng. Do đó ngoài xem xét đến các yếu tố về tích cách và sự yêu thích, học sinh có thể định hướng bằng cách cân nhắc rõ ưu nhược điểm mỗi ngành.
Ngành học | Ưu thế | Hạn chế |
Kinh doanh quốc tế |
|
|
Quản trị kinh doanh |
|
|
2.1. Trường hợp nên lựa chọn ngành Kinh doanh quốc tế
Sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành kinh doanh quốc tế khi:
- Có sự quan tâm đến môi trường kinh doanh toàn cầu
- Lợi thế về ngôn ngữ và hiểu biết văn hóa của nhiều quốc gia
- Mong muốn làm việc tại nước ngoài hay trong các công ty đa quốc gia
- Sẵn sàng thích nghi và đương đầu với những sự biến đổi từ thị trường quốc tế
2.2. Trường hợp nên lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh
Sinh viên ưu tiên lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh khi:
- Năng động, sáng tạo, tầm nhìn xa
- Có tinh thần lãnh đạo, yêu thích khởi nghiệp
- Quan tâm về các hoạt động kinh doanh, hoạch định chiến lược
- Muốn phát triển kỹ năng quản lý
- Chịu được áp lực và cạnh tranh
Đối với những học sinh vẫn còn nhiều bối rối giữa hai ngành và không thể tự quyết định, có thể cân nhắc theo học ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế. Ngành học sở hữu nhiều điểm mạnh chung của Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh. Trong đó, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) hiện đang là môi trường đào tạo chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế hàng đầu mà phụ huynh và học sinh tin tưởng lựa chọn.
Khi theo học chương trình này tại BUV, sinh viên nhận về nhiều quyền lợi hấp dẫn như:
- Được cấp bằng Cử nhân (Danh dự) chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế bởi Đại học Staffordshire.
- Chất lượng giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế, 100% bằng tiếng anh
- Cơ hội nghề nghiệp toàn cầu, cơ hội thực tập ngay từ năm nhất
- Lộ trình học thuật rõ ràng, cung cấp góc nhìn toàn diện, hiểu biết đa dạng lĩnh vực
Bài viết đã tổng hợp các thông tin chi tiết về hai ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh cùng cách thức phân biệt cụ thể. Hy vọng những thông tin phía trên đã giúp phụ huynh học sinh dễ dàng định hướng và lựa chọn ngành học phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, phụ huynh học sinh có thể liên hệ đến số hotline 096.662.9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được hỗ trợ nhanh chóng!