Nên học Marketing thương mại hay Quản trị thương hiệu? Nên học Marketing thương mại hay Quản trị thương hiệu?
Nên học Marketing thương mại hay Quản trị thương hiệu?
Nên học Marketing thương mại hay Quản trị thương hiệu?

Follow us

Nên học Marketing thương mại hay Quản trị thương hiệu?
Quản trị Marketing

Nên học Marketing thương mại hay Quản trị thương hiệu?

Th1 18, 2024

Nên học Marketing thương mại hay Quản trị thương hiệu? 14:03:22

Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu là hai ngành học quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị. Tuy nhiên, mỗi ngành học sẽ cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức và các kỹ năng chuyên môn khác nhau. Vậy sinh viên nên học Marketing thương mại hay Quản trị thương hiệu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp sự khác biệt và gợi ý đối tượng phù hợp với hai ngành học trên.

1. So sánh hai ngành học Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu

Ngành Marketing thương mại: Marketing thương mại (Trade Marketing) là những hoạt động tiếp thị nhằm hỗ trợ trực tiếp cho quá trình bán sản phẩm, hàng hóa. Lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào việc truyền tải những giá trị, ý nghĩa của thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu thông qua việc phân phối hàng hóa.

Ngành Quản trị thương hiệu: Quản trị thương hiệu (Brand Management) là việc thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng, quản lý, và phát triển thương hiệu, tạo ra một hình ảnh thương hiệu tích cực và bền vững trong tâm trí của khách hàng.

2.1. Sự giống nhau giữa ngành Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu

Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu đều là những ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị. Do đó, giữa hai ngành học trên có một số điểm tương đồng như sau:

Mục tiêu chung: Marketing thương mại và Marketing quản trị thương hiệu đều hướng mục tiêu chung là giúp thương hiệu, sản phẩm dịch vụ được đón nhận bởi khách hàng mục tiêu, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Ngành học đều trau dồi các kỹ năng:

  • Phân tích hành vi khách hàng
  • Tiếp cận thị trường
  • Lên kế hoạch và lập chiến lược marketing
  • Truyền thông marketing
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu
Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu giúp sinh viên trau dồi các kỹ năng để thấu hiểu khách hàng và thị trường mục tiêu

Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu giúp sinh viên trau dồi các kỹ năng để thấu hiểu khách hàng và thị trường mục tiêu

2.2. Sự khác nhau giữa ngành Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu

Ngoài những điểm giống nhau, Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu cũng sở hữu nhưng tiêu chí riêng khi nghiên cứu sâu về từng ngành. Cụ thể những điểm khác biệt được trình bày qua bảng sau:

Tiêu chí Marketing thương mại Quản trị thương hiệu
Mục tiêu cụ thể Hỗ trợ việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp và tạo ra giá trị, ấn tượng về thương hiệu trong mắt khách hàng.
Chương trình giảng dạy Chương trình giảng dạy tập trung vào chiếc lược marketing với các đại lý, bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Chương trình giảng dạy tập trung vào những yếu tố cốt lõi, xây dựng và bảo vệ giá trị thương hiệu.
Kỹ năng Các kỹ năng liên quan đến bán hàng và thiết kế trải nghiệm khách hàng. Kỹ năng truyền đạt, tư duy sáng tạo, linh hoạt và thấu hiểu công chúng mục tiêu.
Cơ hội nghề nghiệp Sinh viên có cơ hội được làm việc trong các vị trí liên quan đến bán hàng, phát triển ngành hàng, xây dựng mối quan hệ với các đối tác phân phối,… Sinh viên có cơ hội làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông về sản phẩm, dịch vụ,…
Mức lương triển vọng Mức lương từ 5.000.000 VND – trên 30.000.000 VND tùy vào vị trí.

(Nguồn: VietnamSalary

Mức lương từ 7.000.000 VND – trên 46.000.000 VND tùy vào vị trí.

(Nguồn: VietnamSalary)

Dưới đây là chi tiết về những điểm khác nhau giữa ngành Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu được phân tích dựa theo các tiêu chí trên:

2.2.1. Mục tiêu cụ thể

  • Marketing thương mại: Mục tiêu chính của Marketing thương mại là thực hiện các hoạt động cụ thể để hỗ trợ cho việc bán hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ đến nhóm khách hàng mục tiêu. Các hoạt động này có thể bao gồm: nghiên cứu thị trường, truyền thông, quảng bá và chăm sóc khách hàng. Từ đó, việc phân phối các sản phẩm được đẩy mạnh, khách hàng gắn bó với thương hiệu doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.
  • Quản trị thương hiệu: Mục tiêu của Quản trị thương hiệu là xây dựng, phát triển thương hiệu, tạo được giá trị bền vững và nhất quán của thương hiệu trong mắt đối tượng khách hàng mục tiêu. Mục tiêu trên được thực hiện thông qua những chiến lược, phương tiện truyền thông, quản trị hình ảnh thương hiệu,… nhằm thu hút, ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khách hàng.
Quản trị thương hiệu giúp xây dựng và phát triển thương hiệu, giúp khách hàng ấn tượng với thương hiệu của doanh nghiệp

Quản trị thương hiệu giúp xây dựng và phát triển thương hiệu, giúp khách hàng ấn tượng với thương hiệu của doanh nghiệp

2.2.2. Chương trình giảng dạy

  • Marketing thương mại: Chương trình đào tạo của Marketing thương mại tập trung vào việc cung cấp các kiến thức chuyên sâu về Marketing. Nổi bật là những môn học như: Nghiên cứu hành vi và tâm lý khách hàng, nghiên cứu marketing, phân tích mối quan hệ với khách trong khía cạnh cung cấp giá trị, xúc tiến và quản trị những chiến lược truyền thông marketing,…
  • Quản trị thương hiệu: Chương trình đào tạo của Quản trị thương hiệu hướng đến những kiến thức và kỹ năng từ căn bản đến chuyên sâu về nghiên cứu, quản trị thương hiệu và khách hàng. Lựa chọn Quản trị thương hiệu, sinh viên sẽ được học các môn như: Quan hệ với khách hàng, chiến lược thương hiệu, nghiên cứu hành vi khách hàng, quản trị thương hiệu, quảng cáo và xúc tiến, định giá thương hiệu…

2.2.3. Kỹ năng

  • Marketing thương mại: Sinh viên học ngành Marketing thương mại sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết của ngành như: Phân tích thị trường, hoạch định chiến lược, tổ chức triển khai các quyết định marketing cho sản phẩm, dịch vị, đánh giá các hoạt động phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh,…
  • Quản trị thương hiệu: Sinh viên khi học Quản trị thương hiệu được trau dồi và rèn luyện những kỹ năng về tư duy chiến lược thương hiệu, quản lý thương hiệu, kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu, phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường,…
Theo học Marketing thương mại giúp sinh viên trang bị các kỹ năng về hoạt động marketing sản phẩm, phân phối và xúc tiến thương mại·

Theo học Marketing thương mại giúp sinh viên trang bị các kỹ năng về hoạt động marketing sản phẩm, phân phối và xúc tiến thương mại·

2.2.4. Cơ hội nghề nghiệp

  • Marketing thương mại: Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing thương mại, sinh viên có cơ hội được làm việc trong các doanh nghiệp thương mại, các đơn vị xúc tiến, tổ chức tài chính,… Sinh viên có khả năng đảm nhiệm các vị trí sau: Chăm sóc khách hàng, nhân viên phát triển khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa, quản lý các trang bán hàng trên mạng xã hội hoặc chuyên viên nghiên cứu, phát triển sản phẩm… 
  • Quản trị thương hiệu: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị thương hiệu có thể làm việc trong những dự án về thương hiệu các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc những cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận… Tại những môi trường này, sinh viên có khả năng hoàn thành tốt công việc tại các vị trí: Quản lý thương hiệu sản phẩm, truyền thông marketing, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên tổ chức sự kiện,…

2.2.5. Mức lương triển vọng

Marketing thương mại: Mức lương của Marketing thương mại trung bình từ 5.000.000 VND – trên 30.000.000 VND. Tuy nhiên, tùy vào vị trí và kinh nghiệm mà mức lương sẽ có sự chênh lệch, cụ thể:

  • Mức lương dành cho nhân viên dưới 1 năm kinh nghiệm: Trung bình khoảng 9.200.000 VND/tháng.
  • Mức lương dành cho nhân viên với 1 – 2 năm kinh nghiệm: Trung bình khoảng 10.900.000 VND/tháng. Ngoài ra, với vị trí cấp cao như quản lý, giám đốc mức lương sẽ dao động trên 30.000.000 VND/tháng.

(Nguồn: VietnamSalary)

Quản trị thương hiệu: Mức lương triển vọng của Quản trị thương hiệu trung bình khoảng 14.600.000 VND/tháng. Trong đó:

  • Mức lương thấp nhất dành cho những người có dưới 1 năm kinh nghiệm là 7.000.000 VND/tháng.
  • Mức lương cao nhất dành cho những người có nhiều hơn 1 năm kinh nghiệm hoặc có vị trí cấp cao lên tới 46.000.000 VND/tháng.

(Nguồn: VietnamSalary)

Tùy vào từng vị trí và kinh nghiệm, sinh viên khi tốt nghiệp hai ngành sẽ có mức lương triển vọng khác nhau

Tùy vào từng vị trí và kinh nghiệm, sinh viên khi tốt nghiệp hai ngành sẽ có mức lương triển vọng khác nhau

2. Trường hợp nên theo học ngành Marketing thương mại

Những sinh viên phù hợp với Marketing thương mại thường có những điểm nổi bật sau đây:

  • Nhạy bén với thị trường: Sinh viên cần có khả năng nhạy bén với thị trường để  kịp thời phát hiện những nhu cầu, thói quen khách hàng hoặc sự thay đổi của thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch và chiến lược marketing đúng hướng.
  • Có khả năng phân tích và đánh giá tốt: Sở hữu khả năng phân tích, đánh giá tốt giúp sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu những dữ liệu về thị trường, thấu hiểu hành vi và xu hướng mua sắm của đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Tư duy kinh doanh: Sinh viên có khả năng nhìn nhận đúng vấn đề, xác định được mục tiêu, hoạch định những chiến lược thông qua nghiên cứu và phân tích thị trường. Ngoài ra, với tư duy kinh doanh, sinh viên có thể góp phần thúc đẩy và phát triển tốt ngành hàng, nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Khả năng lên kế hoạch và phối hợp tốt: Ngành Marketing thương mại đòi hỏi sinh viên cần có khả năng làm việc đội nhóm tốt với những bộ phận khác. Sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch marketing cho sản phẩm một cách xuất sắc.
Sinh viên theo học ngành Marketing thương mại cần có khả năng phối hợp và quan sát tốt

Sinh viên theo học ngành Marketing thương mại cần có khả năng phối hợp và quan sát tốt

3. Trường hợp nên theo học ngành Quản trị thương hiệu

Sinh viên nên theo học Quản trị thương hiệu khi có những kỹ năng sau đây:

  • Tư duy chiến lược tốt: Khả năng tư duy chiến lược giúp sinh viên xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn và có tầm nhìn rộng mở.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Sinh viên có khả năng nắm bắt, đọc vị tâm lý công chúng và đưa ra những thông điệp truyền thông phù hợp nhằm đảm bảo tinh thần, giá trị thương hiệu.
  • Quản lý tốt các mối quan hệ: Trong suốt quá trình học tập và làm nghề, kỹ năng giao tiếp và quản trị các mối quan hệ là những kỹ năng cần thiết để duy trì lòng trung thành, sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu.
  • Khả năng thích ứng nhanh chóng: Xu hướng thị trường không ngừng thay đổi, nhu cầu của khách hàng ngày một khác biệt. Do đó, sinh viên theo học cần phải bắt kịp xu hướng của thị trường, nắm bắt được những mong muốn, tâm lý khách hàng để đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp.
Sinh viên có khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh chóng có khả năng phù hợp với ngành Quản trị thương hiệu

Sinh viên có khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh chóng có khả năng phù hợp với ngành Quản trị thương hiệu

Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết những thông tin liên quan đến hai ngành học Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu giúp các sĩ tử có thêm hiểu biết, phân biệt sự khác nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp khi đứng trước câu hỏi “Nên học marketing thương mại hay quản trị thương hiệu?“. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc, phụ huynh và em học sinh có thể liên hệ đến số hotline 096.662.9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được BUV hỗ trợ nhanh chóng!

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọnXem thêm
Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến

Th9 11, 2024

Digital Marketing học những môn gì? 17+ môn học phổ biến

Digital marketing học những môn gì? là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang muốn theo học Marketing thường xuyên tìm kiếm. Hiện nay, các bộ môn thuộc ngành Digital Marketing được thiết kế kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giúp nâng cao toàn diện cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm cho […]

6+ Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Th9 10, 2024

6+ Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Thời đại 4.0 với sự bùng nổ của Internet và các thiết bị thông minh đã thay đổi hoàn toàn cách thức con người tiếp cận thông tin, giải trí và mua sắm. Trong bối cảnh đó, vai trò của Digital Marketing đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Vậy cụ […]

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọn

Th9 03, 2024

Các chương trình đào tạo Digital Marketing và kinh nghiệm lựa chọn

Hiện nay có 2 chương trình đào tạo Digital Marketing phổ biến: Chương trình đào tạo ngành Digital Marketing chính quy và chương trình đào tạo Digital Marketing ngắn hạn. Vậy chi tiết về 2 chương trình này ra sao và đâu là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn? Cùng tiếp tục theo […]

15 vị trí trong ngành Digital Marketing phân theo nhiệm vụ công việc

Th8 27, 2024

15 vị trí trong ngành Digital Marketing phân theo nhiệm vụ công việc

Ngành Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, mang đến môi trường làm việc năng động, sáng tạo và thu nhập hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn về các vị trí trong ngành Digital Marketing, đi kèm những kỹ năng và […]

Hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing

Th8 09, 2024

Hiểu đúng về Quản trị Marketing và Marketing

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của khái niệm Quản trị Marketing và Marketing, phạm vi và cơ hội nghề nghiệp. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và định hướng phát triển trong tương lai. 1. […]

7 thông tin chi tiết về xét học bạ ngành Digital Marketing sĩ tử cần biết

Th8 09, 2024

7 thông tin chi tiết về xét học bạ ngành Digital Marketing sĩ tử cần biết

Nhiều trường Đại học/Cao đẳng hiện nay đang áp dụng phương thức xét học bạ ngành Digital Marketing, tạo điều kiện cho thí sinh có học lực tốt theo đuổi đam mê mà không cần lo lắng về điểm thi. Với sức nóng của mùa tuyển sinh sắp tới, đặc biệt là sự hấp dẫn […]

Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

Th7 24, 2024

Điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

“Digital Marketing và Marketing truyền thống” là hai khái niệm quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng đến chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Digital Marketing, với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các công nghệ số, đã mở ra những cơ hội mới và cách tiếp cận sáng tạo, […]

[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

Th7 19, 2024

[Giải đáp] Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

Theo Báo cáo Thị trường Quảng cáo Kỹ thuật số Việt Nam 2024: Vào đầu năm 2024, Việt Nam có 78,44 triệu người dùng Internet; 72,70 triệu người dùng mạng xã hội và 168,5 triệu kết nối di động đang hoạt động. Những con số này cho thấy sự bùng nổ của các kênh số […]

Phân biệt Quản trị Marketing và Truyền thông Marketing

Th7 19, 2024

Phân biệt Quản trị Marketing và Truyền thông Marketing

Quản trị marketing và Truyền thông marketing là hai khái niệm khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Trong đó, Quản trị Marketing đi sâu vào việc lên chiến lược và quản lý, bao gồm cả hoạt động Truyền thông Marketing. Bên cạnh đó, Truyền thông Marketing […]

Ngành Marketing Quản trị Thương hiệu là gì? Những điều cần biết trước khi lựa chọn

Th7 17, 2024

Ngành Marketing Quản trị Thương hiệu là gì? Những điều cần biết trước khi lựa chọn

Thực chất hiện nay Marketing Quản trị Thương hiệu chưa phải là một ngành độc lập, chỉ có chuyên ngành Quản trị Thương hiệu thuộc ngành Marketing. Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu tập trung nghiên cứu chuyên sâu về quá trình xây dựng, phát triển, quản lý thương hiệu của các tổ chức. Để […]

DMCA.com Protection Status