Học Quản trị kinh doanh Quốc tế ra làm gì? 11+ cơ hội việc làm hấp dẫn - British University Vietnam (BUV) - Trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế QS 5 sao
Học Quản trị kinh doanh Quốc tế ra làm gì? 11+ cơ hội việc làm hấp dẫn
Quản trị kinh doanh

Học Quản trị kinh doanh Quốc tế ra làm gì? 11+ cơ hội việc làm hấp dẫn

Th12 07, 2023

Học Quản trị kinh doanh Quốc tế ra làm gì? 11+ cơ hội việc làm hấp dẫn 14:14:31

Ngày nay, tấm bằng Quản trị kinh doanh Quốc tế được ví như “tấm vé thông hành”, mở ra chân trời mới với những cơ hội làm việc lý tưởng cho sinh viên trong môi trường toàn cầu. Vậy bạn có từng băn khoăn học Quản trị kinh doanh Quốc tế ra làm gì? Cùng BUV khám phá những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong bài viết dưới đây.

So sánh cơ bản giữa Quản trị kinh doanh Quốc tế và Quản trị kinh doanh

Tiêu chí Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh Quốc tế
Định nghĩa Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo, kiểm soát quá trình kinh doanh của doanh nghiệp quốc gia để đạt được các mục tiêu và phát triển công việc kinh doanh trong nước. Tương tự như quá trình của Quản trị kinh doanh nhưng hướng đến thị trường nước ngoài, phát triển kinh doanh đa quốc gia.
Chương trình học Kiến thức tập trung vào kinh doanh, quản lý, Marketing, tài chính và chiến lược kinh doanh trong ngữ cảnh quốc gia. Không chỉ học về quản lý và chiến lược kinh doanh mà còn chú trọng đến các yếu tố như quan hệ quốc tế, thương mại quốc tế, văn hóa doanh nghiệp.
Phạm vi làm việc Chủ yếu tập trung vào môi trường kinh doanh trong nước. Làm việc trong môi trường doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn quốc tế.
Ngôn ngữ Hầu hết sử dụng tiếng Việt, có thể có thêm tiếng Anh. Hầu hết sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ phổ biến của tập đoàn chủ quản.

1. Nhóm công việc đúng ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế

Dưới đây là một số công việc mà ngành đào tạo Quản trị kinh doanh Quốc tế hướng đến cho sinh viên sau khi tốt nghiệp:

1.1. Chuyên viên Quản trị kinh doanh Quốc tế 

  • Nhiệm vụ công việc: Chuyên viên Quản trị kinh doanh Quốc tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, đồng thời lãnh đạo và kiểm soát quá trình kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Để thành công trong nghề, bạn cần phải có khả năng giao tiếp và đàm phán, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, chịu áp lực lớn, đam mê kinh doanh,…
  • Cơ hội công việc: Chuyên viên Quản trị kinh doanh Quốc tế có thể làm việc đa ngành ở các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp quốc tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp quốc tế với quy mô toàn cầu,…
  • Mức lương: Mức lương trung bình từ 8 – 35 triệu đồng/tháng tùy vào vị trí, năng lực, kinh nghiệm, nơi làm việc,…
Để trở thành nhà Quản trị kinh doanh Quốc tế, bạn cần trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh.

Để trở thành nhà Quản trị kinh doanh Quốc tế, bạn cần trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh.

1.2. Phân tích tài chính

  • Nhiệm vụ công việc: Nhà phân tích tài chính sẽ tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng, dự báo, thu thập các bảng thống kê, báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán để tư vấn tài chính cho doanh nghiệp hoặc khách hàng.
  • Cơ hội thăng tiến: Bạn có thể thăng tiến lên vị trí chuyên viên phân tích tài chính cấp cao, trưởng nhóm phân tích tài chính, trưởng phòng tài chính, giám đốc tài chính.
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Để làm việc tốt ở vị trí này, bạn cần có khả năng tổng hợp và phân tích thông tin tốt, linh hoạt, quản lý thời gian hiệu quả, nhạy cảm với các biến động về tài chính,…
  • Cơ hội công việc: Nhà phân tích tài chính có thể làm việc tại phòng tài chính của các doanh nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm,…trong nước và nước ngoài
  • Mức lương: Mức lương trung bình là khoảng 15,3 triệu đồng/tháng. Khi làm việc tại nước ngoài, mức lương có thể sẽ cao hơn tùy vào mỗi quốc gia.

1.3. Đối ngoại

  • Nhiệm vụ công việc: Nhiệm vụ chính của một nhà đối ngoại đó là cập nhật các xu hướng toàn cầu, diễn biến chính trị và sắc thái văn hóa, xây dựng và duy trì các mối quan hệ với quốc gia khác, đàm phán, hòa giải nếu có vấn đề, theo dõi các chính sách quốc tế, quản lý khủng hoảng,…
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Để trở thành nhà đối ngoại thành công, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, quản trị mối quan hệ, năng lực sử dụng tiếng Anh, nhận thức sâu sắc về văn hóa của các nước, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, xử lý vấn đề,…
  • Cơ hội công việc: Tại Việt Nam, nhà đối ngoại có thể làm việc tại cơ quan chính phủ, tập đoàn đa quốc gia, tổ chức phi lợi nhuận, phòng quan hệ công chúng của các doanh nghiệp,…
  • Mức lương: Mức lương của một nhà đối ngoại bình quân từ 10 – 25 triệu đồng/tháng, hoặc có thể lên đến 50 triệu/tháng tùy vào kinh nghiệm, trình độ, nơi làm việc,…
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế có thể trở thành nhà đối ngoại.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế có thể trở thành nhà đối ngoại.

1.4. Xuất nhập khẩu

  • Nhiệm vụ công việc: Ở vị trí nhân viên xuất nhập khẩu, bạn sẽ cần hoàn thành hồ sơ và các thủ tục hải quan để hàng hóa có thể nhập và xuất ra thị trường nước ngoài cũng như chịu trách nhiệm về các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Để làm tốt công việc trong ngành xuất nhập khẩu, bạn cần trang bị cho bản thân kỹ năng giao tiếp, tổ chức và sắp xếp công việc, tư duy chiến lược thông minh, kỹ năng vận chuyển, nghiệm thu hàng hóa, thành thạo kỹ năng tin học văn phòng,…
  • Cơ hội công việc: Trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, ngành xuất nhập khẩu ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng đáng kể. Với thị trường rộng lớn và vị trí chiến lược tại trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (Logistics). Từ đó, cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề này vô cùng rộng mở.
  • Mức lương: Thu nhập trung bình của vị trí xuất nhập khẩu hiện nay khoảng 9,5 triệu đồng/ tháng. Mức lương này biến động tùy vào số năm kinh nghiệm, vị trí công việc và quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra, người làm ở ngành nghề này có thể nhận thêm tiền hoa hồng từ các giao dịch kinh doanh thành công với mức lợi nhuận cao.

1.5. Nghiên cứu thị trường

  • Nhiệm vụ công việc: Khi làm việc ở vị trí này, bạn sẽ tìm hiểu thị trường bằng nhiều phương pháp như thu thập dữ liệu, thông tin về thị trường, tệp khách hàng, sau đó cung cấp các thông tin này đến doanh nghiệp và phối hợp với bộ phận phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn.
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Nhà nghiên cứu thị trường cần có và trau dồi những kỹ năng như giao tiếp, tổng hợp và phân tích thông tin, quản lý thời gian, sử dụng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ,…Ngoài ra, công việc này còn đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ, nỗ lực không ngừng,…
  • Cơ hội công việc: Với sự thay đổi liên tục trong hành vi của người tiêu dùng do công nghệ, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để hiểu rõ xu hướng và áp dụng cách tiếp cận thị trường hiệu quả. Vì vậy, vai trò của nghiên cứu thị trường ngày nay trở nên rất quan trọng, từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
  • Mức lương: Hiện tại, mức lương của công việc này ở Việt Nam trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực, kinh nghiệm, địa điểm làm việc,…
 Nhà nghiên cứu thị trường cần thành thạo trong việc sử dụng thiết bị công nghệ.

Nhà nghiên cứu thị trường cần thành thạo trong việc sử dụng thiết bị công nghệ.

1.6. Hoạch định tài chính 

  • Nhiệm vụ công việc: Nhà hoạch định tài chính quốc tế sẽ tư vấn, quản lý về mảng tài chính, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, giúp khách hàng, doanh nghiệp định hướng và có kế hoạch đầu tư trong tương lai.
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Để trở thành nhà hoạch định tài chính giỏi, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết trình, thuyết phục, khả năng dự báo, phân tích xu hướng, ngoại ngữ, tin học tốt, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cao,…
  • Cơ hội công việc: Thị trường tài chính liên tục biến động với những tác động từ xã hội, công nghệ, chính trị. Nhu cầu được tư vấn tài chính của doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Vì vậy, hoạch định tài chính là một trong những ngành nghề đang có mức độ tuyển dụng cao hiện nay.
  • Mức lương: Mức lương của chuyên viên hoạch định tài chính ở Việt Nam trung bình khoảng 15,3 triệu đồng/ tháng. Khi làm việc tại nước ngoài, mức lương này có thể sẽ cao hơn tùy vào mỗi đất nước.

1.7. Tư vấn đầu tư quốc tế 

  • Nhiệm vụ công việc: Công việc của nhà tư vấn đầu tư quốc tế gồm nghiên cứu, phân tích các hoạt động đầu tư quốc tế nhằm tư vấn và đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư tốt nhất.
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Nhà tư vấn đầu tư quốc tế cần trang bị một số kỹ năng như giao tiếp, phân tích, tư duy logic, thông thạo các công cụ giúp phân tích, tiếng Anh, nhạy bén với những biến động trên thị trường tài chính trong nước và ngoài nước,…
  • Cơ hội công việc: Nhà tư vấn đầu tư quốc tế có thể làm việc tại các công ty, ngân hàng, quỹ đầu tư quốc tế,…
  • Mức lương: Tại Việt Nam, mức lương của nhà tư vấn đầu tư quốc tế trung bình khoảng từ 10 – 20 triệu đồng/tháng
Thông thạo công nghệ là một trong những tố chất cần có khi trở thành nhà tư vấn đầu tư quốc tế.

Thông thạo công nghệ là một trong những tố chất cần có khi trở thành nhà tư vấn đầu tư quốc tế.

2. Nhóm công việc trong các lĩnh vực liên quan

Ngoài các công việc trên, sau khi hoàn thành chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế, bạn vẫn có thể làm những công việc trong các lĩnh vực liên quan như Marketing, kế toán, kiểm toán, giảng dạy,…

2.1. Marketing

Marketing là công việc mà sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế có thể lựa chọn sau khi ra trường. Khi học chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam, sinh viên sẽ được học môn Marketing khởi nghiệp, cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về Marketing, cách thức tiếp cận với khách hàng trên thị trường,…

  • Nhiệm vụ công việc: Nhiệm vụ chủ yếu của người làm Marketing là nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, lập kế hoạch, triển khai chiến lược, thực hiện các chiến dịch Marketing nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, thu hút khách hàng mục tiêu.
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Để làm tốt công việc này, người làm Marketing cần có sự sáng tạo, tư duy logic, phản biện, thấu hiểu người khác cùng khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập,…
  • Mức lương: Tại Việt Nam, theo trang Salary Explorer, mức lương của vị trí Marketing là từ 9 triệu đồng/tháng (lương khởi điểm trung bình) – 32 triệu đồng/tháng (lương tối đa trung bình).
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế có thể làm việc trong lĩnh vực Marketing.

Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế có thể làm việc trong lĩnh vực Marketing.

2.2. Kế toán 

Những kỹ năng như phân tích, giải quyết vấn đề, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn,… được học trong chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế sẽ giúp sinh viên thực hiện tốt công việc kế toán.

  • Nhiệm vụ công việc: Kế toán sẽ quản lý dòng tiền, theo dõi các khoản thuu chi, tạo và phân tích báo cáo tài chính, chuẩn bị dự báo ngân sách, xử lý các khoản thanh toán, kê khai thuế, quản lý bảng lương và kiểm soát chi tiêu.
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Để theo đuổi công việc kế toán, bạn cần có những tố chất như yêu thích môn toán và những môn học liên quan đến môn toán, cẩn thận, tỉ mỉ,…
  • Mức lương: Theo thống kê, mức lương trung bình của kế toán tại nước ta dao động từ 5 – 25 triệu đồng/tháng.

2.3. Kiểm toán 

Tương tự với kế toán, sau khi hoàn thành chương trình học Quản trị kinh doanh Quốc tế, sinh viên vẫn có thể trở thành kiểm toán nhờ các kỹ năng được trau dồi trong quá trình học.

  • Nhiệm vụ công việc: Kiểm toán viên sẽ xem xét hồ sơ tài chính của một tổ chức, sau đó báo cáo kết quả cho các bên liên quan như chính phủ, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công ty cho vay. Họ cũng điều tra các hoạt động nội bộ của công ty, đánh giá báo cáo tài chính và cách quản lý rủi ro của công ty.
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Một kiểm toán viên cần có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, chính trực, kỹ năng phân tích suy luận, giao tiếp, cẩn thận, kiên trì,…
  • Mức lương: Tại Việt Nam, mức lương trung bình của kiểm toán từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
Sau khi hoàn thành chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế, sinh viên có thể trở thành kiểm toán viên.

Sau khi hoàn thành chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế, sinh viên có thể trở thành kiểm toán viên.

2.4. Giảng viên và nghiên cứu sinh tại các trường Đại học, Cao đẳng

Với những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế, sinh viên có khả năng trở thành giảng viên và nghiên cứu sinh cho khối ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế tại các trường Đại học, Cao đẳng.

  • Nhiệm vụ công việc: Nhiệm vụ chủ yếu của vị trí công việc này bao gồm giảng dạy kiến thức và kỹ năng cho sinh viên, biên soạn chương trình, học liệu, tư vấn, hỗ trợ sinh viên, thực hiện các chuyên đề trong yêu cầu của cơ sở đào tạo,…
  • Tố chất, kỹ năng cần có: Để làm tốt vị trí này, bạn cần trau dồi kỹ năng giao tiếp tốt, truyền đạt, thấu hiểu người khác cùng sự chăm chỉ, tinh thần học hỏi cao,…
  • Mức lương: Mức lương trung bình của giảng viên tại Việt Nam dao động từ 8 – 14 triệu đồng/tháng.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành giảng viên và nghiên cứu sinh ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế tại các trường Đại học, Cao đẳng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành giảng viên và nghiên cứu sinh ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế tại các trường Đại học, Cao đẳng.

3. Học quản trị Kinh doanh Quốc tế ở đâu chất lượng để có công việc tốt?

Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở chất lượng để theo học Quản trị kinh doanh Quốc tế, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.

Hiện tại, trường đang đào tạo Chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế với một số ưu điểm nổi bật:

  • Chương trình được kiểm định chất lượng bởi các tổ chức quốc tế như QAA, Đại học Staffordshire, CMI,…
  • Chất lượng giảng dạy xuất sắc với 100% đội ngũ giảng viên quốc tế có bề dày kinh nghiệm giảng dạy cũng như năng lực thực hành và nghiên cứu.
  • Chương trình giảng dạy được thiết kế để khuyến khích sinh viên phát triển kiến thức và kỹ năng tư duy phản biện, áp dụng kiến thức học được vào thực tế.
  • Chương trình Phát triển Năng lực Cá nhân và Kỹ năng Xã hội (PSG) giúp sinh viên phát triển toàn diện về kỹ năng và kiến thức, dựa trên nhu cầu thị trường và sở thích cá nhân
  • Sinh viên sẽ được phát triển nhận thức thấu đáo về việc sử dụng những kỹ năng quản lý một cách linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Bán hàng, Tiếp thị, Nhân sự, Tài chính,…
  • Tập trung cụ thể vào việc ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật hiện đại với mạng lưới 500+ đối tác doanh nghiệp của trường, các bạn sinh viên sẽ được thực tập và trang bị kỹ năng nghề nghiệp ngay từ khi còn đi học để trở thành những ứng viên sáng giá của các công ty, tập đoàn hàng đầu như Vietnam Airlines, Tiktok, Panasonic, Shopee,…
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam - Cơ sở đào tạo ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế chất lượng hiện nay.

Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam – Cơ sở đào tạo ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế chất lượng hiện nay.

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên BUV sau khi ra trường:

Chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng tham gia:

  • Các doanh nghiệp trong nước
  • Các doanh nghiệp trong nước với quy mô quốc tế
  • Các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam
  • Các doanh nghiệp quốc tế với quy mô toàn cầu

Đồng thời, sau khi hoàn tất chương trình, sinh viên sẽ sở hữu đầy đủ các kỹ năng để theo đuổi nhiều vị trí như:

  • Quản lý Phát triển Kinh doanh
  • Quản lý Chuỗi cung ứng
  • Quản lý Logistic
  • Quản lý Dự án
  • Chuyên viên Phân tích Tài chính
  • Quản lý Nhân sự

Bài viết đã giải đáp cho thắc mắc “học Quản trị kinh doanh Quốc tế ra làm gì?” của các sĩ tử trong hành trình hướng nghiệp và xem xét ngành nghề. Mong rằng sau khi đọc bài viết, các sĩ tử sẽ có những lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc muốn tìm hiểu thêm về chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh Quốc tế tại BUV, bạn có thể liên hệ đến hotline +84 96 662 9909 hoặc email sr@buv.edu.vn để được tư vấn cụ thể!

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làmXem thêm
Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Th3 04, 2024

Tổng hợp 10 chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh 

Quản trị Kinh doanh là một ngành học tương đối rộng, do đó số lượng chuyên ngành cũng được phân chia khá đa dạng, tùy thuộc vào định hướng giáo dục của mỗi trường Đại học. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh […]

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Th2 23, 2024

Quản trị Kinh doanh Quốc tế: Khái niệm và mọi điều bạn cần biết trước khi lựa chọn

Nền kinh tế hội nhập toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhân sự giỏi trong việc lãnh đạo, vận hành và lập kế hoạch chiến lược hiệu quả để đưa sản phẩm, hình ảnh thương hiệu vươn ra thế giới. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy sự ra đời của […]

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Th2 23, 2024

Bằng Quản trị Kinh doanh làm gì? 14+ Công việc người sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh có thể làm

Sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, một số nhóm ngành nổi bật có thể đến trong lĩnh vực này gồm có: kinh doanh, Marketing, tài chính, nhân sự, giảng dạy,… Vậy bằng Quản trị Kinh doanh làm gì […]

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Th2 20, 2024

Xét tuyển ngành Quản trị Kinh Doanh khối C – Thông tin mới 2024

Hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã chấp nhận sử dụng kết quả thi khối C để xét tuyển đầu vào ngành Quản trị Kinh doanh. Điều này đã mở rộng cánh cửa trở thành những nhà quản trị, định hướng chiến lược kinh doanh tài ba của các bạn học sinh […]

Có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh? 5 lý do nên học

Th2 15, 2024

Có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh? 5 lý do nên học

Học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh là lựa chọn giúp sinh viên mở rộng cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến và nâng cao kiến thức cho mục tiêu khởi nghiệp. Thực tế, quyết định có nên học văn bằng 2 Quản trị Kinh doanh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu […]

9 yêu cầu nên có ở sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh

Th2 15, 2024

9 yêu cầu nên có ở sinh viên học ngành Quản trị Kinh doanh

“Ngành Quản trị Kinh doanh yêu cầu những gì?” là một câu hỏi mà các đại diện tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) nhận được từ nhiều bạn học sinh THPT. Đây một tín hiệu đáng mừng vì các bạn học sinh bắt đầu quan tâm tới mức độ […]

Mã ngành Quản trị Kinh doanh (7340101) và hướng dẫn tra cứu, đăng ký

Th2 15, 2024

Mã ngành Quản trị Kinh doanh (7340101) và hướng dẫn tra cứu, đăng ký

Hiện nay, mã ngành Quản trị Kinh doanh là 7340101 và mã ngành Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh là 934010. Mã này được đặt theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, áp dụng cho tất cả các trường Đại học với đa dạng hình thức tuyển sinh trên cả nước. […]

Quản trị Doanh nghiệp và Quản trị Kinh doanh: Nên chọn ngành nào?

Th2 14, 2024

Quản trị Doanh nghiệp và Quản trị Kinh doanh: Nên chọn ngành nào?

Quản trị Doanh nghiệp và Quản trị Kinh doanh là hai chương trình học thuộc khối ngành Kinh tế, được nhiều sĩ tử tìm hiểu và lựa chọn hiện nay. Thực chất, hai ngành học này đều nghiên cứu hoạt động của doanh nghiệp để giải quyết các “bài toán” về quản trị. Tuy nhiên, […]

Quản trị Kinh doanh học có khó không? 6+ bí quyết chinh phục ngành học

Th2 14, 2024

Quản trị Kinh doanh học có khó không? 6+ bí quyết chinh phục ngành học

Thực tế, ngành Quản trị Kinh doanh học có khó không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, phương pháp học tập, đam mê, nỗ lực,… của người học, phương pháp truyền đạt kiến thức của người dạy,… Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, mời bạn đọc tiếp tục khám phá […]

Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết

Th2 12, 2024

Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? 11+ thông tin cần biết

Ngành Quản trị Kinh doanh (Business Administration) là học về quá trình quản lý các hoạt động kinh doanh nhằm xây dựng, phát triển, điều hành và đo lường mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với tiềm lực của tổ chức. Theo đó, ngành Quản trị Kinh doanh là ngành học chuyên đào […]

DMCA.com Protection Status